Đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam là đề thi thử vào lớp 10 dành cho học sinh chuyên Lý, có đáp án kèm theo. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em ôn thi vào lớp 10 các trường THPT chuyên trong cả nước. Chúc các em đạt kết quả tốt trong kì thi của mình.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh học năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý

Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa
Hà Nội - Amsterdam
Thi thử vào lớp 10 - đợt 1 ngày 5/4/2015

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN
Môn: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (2,0 điểm): Thanh AB đồng chất, tiết diện đều có chiều dài l và trọng lượng P = 3(N) được treo bởi hai sợi dây nhẹ không giãn OM và BN như hình vẽ. Biết OA = l/4. Khi hệ cân bằng thì thanh AB nằm ngang, còn hai dây treo đều có phương thẳng đứng.

a. Tìm lực căng của các sợi dây.

b. Một chú chim chích bông có khối lượng m bay đến, nhẹ nhàng đậu vào đầu A của thanh. Biết dây OM chịu được lực căng lớn nhất là T01 = 7(N), dây BN chịu được lực căng lớn nhất là T02 = 1,5(N). Tìm điều kiện của m để vị trí cân bằng của thanh không bị thay đổi so với lúc ban đầu.

Câu 2 (2,0 điểm): Để xác định nhiệt dung riêng của dầu cx, người ta làm thí nghiệm như sau: Đổ lượng nước có khối lượng đúng bằng khối lượng m của nhiệt lượng kế. Đun nóng trong thời gian t1 cho nhiệt lượng kế và nước để nhiệt độ của hệ tăng thêm Δ t1 (0C). Sau đó thay nước bằng dầu với khối lượng đúng bằng m và lặp lại thí nghiệm, trong thời gian t2 nhiệt của hệ thống tăng thêm Δ t2 (0C). Bỏ qua mất mát nhiệt trong quá trình đun nóng. Công suất của bếp đun là ổn định.

a. Lập biểu thức tính nhiệt dung riêng cx, biết nhiệt dung riêng của nước và nhiệt lượng kế là cn và ck.

b. Áp dụng bằng số: cn = 4200 J/kg.K; ck = 380 J/kg.K; t1 = t2 = 4 phút; Δ t1 = 9,20C; Δ t2 = 16,20C.

Câu 3 (2,0 điểm): Cho mạch điện hình vẽ. Biết R3 = 20Ω, hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là U = 22V; Rx là một biến trở. Điện trở các vôn kế V1 và V2 rất lớn, điện trở ampe kế A và dây nối không đáng kể.

a. Khi điều chỉnh Rx = Rxo = 20Ω thì số chỉ vôn kế V1 gấp 1,2 lần số chỉ vôn kế V2 và ampe kế A chỉ 0,1A. Hãy tìm công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB và giá trị các điện trở R1 và R2.

b. Nếu ta điều chỉnh giảm liên tục giá trị của biến trở Rx từ Rxo đến 0 thì công suất tiêu thụ trên Rx sẽ thay đổi như thế nào?

c. Rx có giá trị nằm trong khoảng nào để dòng điện qua ampe kế A có chiều từ C đến D.

Câu 4 (1,5 điểm): Người ta dùng các dây dẫn để tạo ra một hình chóp tứ giác đều, tất cả các cạnh đều có cùng điện trở R. Người ta mắc các điểm chính giữa của hai cạnh kề cận và vuông góc với nhau vào hai chốt A và B của một ôm kế. Hỏi ôm kế chỉ bao nhiều?

Câu 5 (2,5 điểm): Một người cao AB = h = 1,6m đứng trước gương phẳng OM. Khi gương đặt thẳng đứng người đó thấy dù đứng ở vị trí nào cũng nhìn thấy gót chân mình qua gương. Bỏ qua khoảng cách từ mắt tới đỉnh đầu.

a. Tìm chiều cao của gương.

b. Nếu người đó đứng cách gương một khoảng OA = a = 4m và gương nghiêng một góc M'OM = α thì người đó chỉ nhìn thấy ảnh của đầu mình qua gương. Tìm α.

c. Gương vẫn nghiêng góc α như trên, muốn vừa đủ nhìn thấy gót chân mình qua gương người đó phải đứng ở vị trí thỏa mãn điều kiện nào? Khi đó khoảng cách giữa người và mép dưới O của gương là bao nhiêu?

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý

Câu 1 (2,0 điểm):

* Vì thanh AB đồng chất, tiết diện đều nên trọng tâm G của nó ở giữa thanh.

Ta có: GA = GB = l/2; OA = OG = l/4; OB = 3l/4

a. Thanh AB chịu tác dụng của các lực:
  • Trọng lực P.
  • Lực căng T1 của dây OM.
  • Lực căng T2 của dây BN.

* Chọn điểm tựa tại B, khi thanh cân bằng ta có:

T1. BO = P.BG => T1. 3l/4 = P. 2/l => T1 = 2(N).

b. Khi chim đậu vào đầu A, thanh AB chịu tác dụng của các lực:
  • Trọng lực P.
  • Trọng lượng P’của chim.
  • Lực căng T'1 của dây OM.
  • Lực căng T'2 của dây BN.

* Chọn trục quay tại B, khi thanh cân bằng ta có:

P.BG + P’.BA = T’1.BO

=> P. l/2 + 10.m.l = T’1. 3l/4

=> 2P + 40m = 3T’1

=> m = (3T '1 -2P)/40

Khi thỏa mãn điều kiện ta luôn có: 0 ≤ T'1 ≤ T01

=> - 2P/40 ≤ m ≤ (3T01 - 2P)/40 => 0 < m ≤ 0,375(kg) (do m luôn > 0) (1)

* Tương tự, chọn trục quay tại O, khi thanh cân bằng ta có:

P’.OA + T’2.OB = P.OG

=> 10.m. l/4 + T’2. 3l/4 = P. l/4

=> 10m + 3T’2 = P

=> m = (P - 3T'2)/10

Khi thỏa mãn điều kiện ta luôn có: 0 ≤ T'2 ≤ T02

=> (P - 3T02)/10 ≤ m ≤ P/10 => 0 < m ≤ 0,375(kg) (do m luôn > 0) (2)

* Từ (1) và (2) Þ m ≤ 0,3kg

Câu 2 (2,0 điểm):

b. Áp dụng bằng số: cn = 4200 J/kg.K; ck = 380 J/kg.K; t1 = t2 = 4 phút; Δ t1 = 9,20C; Δ t2 = 16,20C.

Công suất của bếp đun là P.

P.t1 = mcn∆t1 + mck∆t1

P.t2 = mcx∆t2 + mck∆t2

=> cx = (cn + ck)/t1. t 2 . Δt1/Δt2 - ck.

Thay số được cx = 2221J/kgK

Câu 3 (2,0 điểm):

a) UV2 = 10V, UV1 = 12V

Có hai cặp nghiệm tùy vào chiều dòng điện qua Ampe kế:

R1 = 20, R2 = 30 hoặc R1 = 30, R2 = 20

b) Viết biểu thức công suất trên biến trở:

Px = (22.20)2x/(32x + 240)2

Đạt max khi x = 7,5

Do đó công suất trên biến trở tăng dần khi x giảm từ 20, đạt max khi x = 7,5 rồi giảm dần

TH1: R1 = 20, R2 = 30, để dòng điện qua ampe kế A có chiều từ C đến D thì Rx <30

TH2: R1 = 30, R2 = 20 để dòng điện qua ampe kế A có chiều từ C đến D thì Rx <20.

Câu 4 (1,5điểm):

Rtd = 2/3 R

Đánh giá bài viết
21 8.648
Sắp xếp theo

Lớp 9

Xem thêm