Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 18 năm 2024

Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 18

Để chuẩn bị cho vòng 18 Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 sắp diễn ra, VnDoc giới thiệu tới các em học sinh Đề thi chính thức cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 18. Các em hãy tham khảo và luyện tập để nắm được cấu trúc để thi cũng như làm quen với các dạng câu hỏi, từ đó tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức của mình.

>> Đề thi trạng nguyên Tiếng Việt khối Tiểu Học vòng 18 năm 2021 - 2022

Trạng nguyên Tiếng Việt là kỳ thi được tổ chức thường niên dành cho các em học sinh khối tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Nhằm cung cấp cho các em học sinh tài liệu ôn thi để chuẩn bị cho các vòng thi chính thức, VnDoc giới thiệu và đăng tải các Đề thi trạng nguyên Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 với đầy đủ các vòng thi cho các em học sinh tham khảo và luyện tập.

Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 năm 2021

1. Em hãy giúp hổ vàng xếp lại các vị trí các ô trống để hoàn thành câu và phép tính thích hợp

Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đáp án: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đáp án: Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đáp án: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.

Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đáp án: Mặt trời xuống núi như hòn biển lửa.

Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đáp án: Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đáp án: Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng.

Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đáp án: Cao Bá Quát khổ luyện thành tài.

Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đáp án: Trần Quốc Tuấn bóp nát quả cam.

Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đáp án: Vào sinh ra tử

Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đáp án: Trái đất quay quanh mặt trời.

2. Phép thuật mèo con

Em hãy giúp bạn mèo nối 2 ô với nhau để được cặp từ đồng nghĩa hoặc phép toán giống nhau

Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Đáp án

cuốn hút - hấp dẫn

dịu dàng - thùy mị

nô đùa - đùa giỡn

vườn hoa của vua - vườn ngự uyển

người nghe - thính giả

người đọc - độc giả

tuyên dương - khen ngợi

người xem - khán giả

khoan khoái - sảng khoái

3, Điền từ

Câu 1. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Khi nêu yêu cầu, đề nghị phải giữ phép.... sự"

Đáp án: lịch

Câu 2. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Gan...có nghĩa là không sợ nguy hiểm"

Đáp án: dạ

Câu 3. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Chống chọi một cách kiên cường, không lùi bước, được gọi là.... góc"

Đáp án: gan

Câu 4. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Ngành nghiên cứu các vật thể trong vũ trụ được gọi là ... văn học"

Đáp án: lịch

Câu 5. Điền từ phù vào chỗ trống:

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng....

Đáp án: xuân

Câu 6. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Gan.... tức là trơ ra, không biết sợ là gì

Đáp án: lì

Câu 7. Điền vần phù hợp vào chỗ trống

Buồn trông ch.... chếch sao Mai

Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ

(Ca dao)

Đáp án: chênh

Câu 8. Điền s hay x vào chỗ trống

Đứng mũi chịu sào nơi đầu.... ngọn gió

Đáp án: sóng

Câu 9. Điền từ phù hợp vào chỗ trống

Khi viết cuối câu cầu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm....

Đáp án: ?

Câu 10. Điền từ phù hợp vào chỗ trống

Người thanh nói tiếng cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành....

Đáp án: kêu

Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 4, các em học sinh tham khảo tài liệu ôn tập sau đây:

Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4

Bài 1: Phép thuật mèo con.

Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.

Đề thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 4

Đáp án

Ngoài - ngoại

Trông coi - giám sát

Gây cười - khôi hài

Bộc lộ - biểu lộ

Lương thiện - hiền lương

Sáng suốt - hiền minh

Ngày - nhật

Ảo não - buồn thảm

Việc lớn - đại sự

Thực - ăn

Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1: Trạng ngữ trong câu: “Với đôi bàn tay khéo léo, bà đan cho tôi chiếc mũ rất xinh.” là trạng ngữ chỉ gì?

A. Nơi chốn

B. Nguyên nhân

C. Phương tiện

D. Thời gian

Câu hỏi 2:

“Một xin rửa sạch thù nhà

Hai xin đem lại nghiệp xưa vua Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẹn vẹn sở công linh này.”

Các câu này nói về nữ tướng nào?

A. Bà Triệu

B. Triệu Thị Trinh

C. Bà Trưng

D. Nguyễn Thị Minh Khai

Câu hỏi 3: Từ “đứng” trong câu thơ thuộc từ loại nào?

“Vẫn còn bao nhiêu nắng.

Đã vơi dần cơn mưa.

Sấm cũng bớt bất ngờ.

Trên hàng cây đứng tuổi”

A. Động từ

B. Danh từ

C. Tính từ

D. Đại từ

Câu hỏi 4: Cụm từ nào là chủ ngữ trong câu: “Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.”?

A. Màn đêm

B. Màn đêm mờ ảo

C. Đêm

D. Mờ ảo

Câu hỏi 5: Từ nào là tính từ chỉ độ cao?

A. Lênh đênh

B. Công lênh

C. Lênh khênh

D. Lênh láng

Câu hỏi 6: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ sau:

“Đi suốt cả ngày thu

Vẫn chưa về tới ngõ

Dùng dằng hoa quan họ

Nở tím bên sông Thương.”

A. So sánh

B. Lặp từ

C. Nhân hóa

D. Nhân hóa và so sánh

Câu hỏi 7: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ sau:

“Thời gian chạy qua tóc mẹ.

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao".

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Nhân hóa - so sánh

D. So sánh

Câu hỏi 8: Từ nào không phải là từ láy?

A. Lấp lánh

B. Mềm mỏng

C. Lao xao

D. Thăm thẳm

Câu hỏi 9: Từ nào là danh từ?

A. Trầm trồ

B. Trầm kha

C. Trầm tích

D. Trầm trọng

Câu hỏi 10: Cặp từ trái nghĩa nào được sử dụng trong đoạn thơ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

A. Nổi, chìm

B. Rắn, nát

C. Bảy - ba

D. Nổi - chìm, rắn - nát

Bài 3:

Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1: Giải câu đố:

“Mất đầu thì trời sắp mưa

Mất đuôi sạch gạo tối trưa thường làm

Chắp đuôi chắp cả đầu vào

Xông vào mặt trận đánh tan quân thù."

Từ để nguyên là con vật gì?

Trả lời: từ …….

Đáp án: voi

Câu hỏi 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Một cái mỏ màu ……. hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.”

Đáp án: nhung

Câu hỏi 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa ……. của xã hội.

Đáp án: xuân

Câu hỏi 4:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

“Ai ơi đã quyết thì ……

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.”

Đáp án: hành

Câu hỏi 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Vườn ……… uyển” là vườn hoa trong cung vua.

Đáp án: ngự

Câu hỏi 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

“Vua nào áo vải

Đánh bại quân Thanh

Lên ngôi Hoàng đế.”

Trả lời: Vua Quang ….……..

Đáp án: Trung

Câu hỏi 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh ……… với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Đáp án: vai

Câu hỏi 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Học sinh …….. kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua.

Đáp án: cam

Câu hỏi 9:

Điền vào chỗ trống:

“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.

Chỉ biết quên mình cho hết thảy.

Như dòng ……. chảy nặng phù sa...”

Đáp án: sông

Câu hỏi 10: Điền vào chỗ trống: “Ai ơi giữ ………. cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Đáp án: chí

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 18 , hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em tập dượt cho các vòng thi Trạng Nguyên Tiếng Việt tiếp theo. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm Đề thi học kì 1 lớp 4Đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Anh, Tiếng Việt được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
288 29.115
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • son hong
    son hong

    được phết

    Thích Phản hồi 31/01/21

    Trạng Nguyên Tiếng Việt

    Xem thêm