Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Hùng Vương năm 2014 - 2015

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn trường Chuyên Hùng Vương

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn trường Chuyên Hùng Vương năm 2014 - 2015 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 9, giúp các bạn ôn tập và nâng cao kiến thức môn Văn, chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 hiệu quả. Đề thi có đáp án, mời các bạn tham khảo.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2015 - 2016 Sở GD-ĐT Bình Định

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (chuyên) năm học 2015-2016 Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (chuyên) năm học 2015-2016 Sở GD-ĐT Hà Nội

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHÚ THỌ

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi có 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm)

Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.

(Trích Cô Tô - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 6, tập hai, NXBGD, 2012)

Câu 2 (3,0 điểm)

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có viết: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Từ ý nghĩa của những câu văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước.

Câu 3 (5,0 điểm)

Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức (...). Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.

(Trích Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD, 2014)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận của em về cái hay trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

--------- Hết ---------

Họ và tên thí sinh: .................................... Số báo danh: .......................

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn trường Chuyên Hùng Vương

Câu 1

1. Yêu cầu chung:

Phát hiện và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một số biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn văn; có thể tùy chọn cách trình bày.

2. Yêu cầu cụ thể:

* Chỉ ra các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa. ẩn dụ.

Biện pháp so sánh:

  • Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
  • Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên.
  • Mặt trời như một mâm lễ phẩm .

Biện pháp ẩn dụ:

  • Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ (chỉ mặt trời).
  • Mâm bạc (chỉ mặt biển).

Biện pháp nhân hóa: Mặt trời phúc hậu, hồng hào, đường bệ, tiến, mừng cho sự trường thọ...

Hiệu quả nghệ thuật:

  • So sánh: Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi, gợi tả sự tinh khôi, trong trẻo của chân trời, ngấn bể lúc bình minh
  • So sánh, nhân hóa: (Mặt trời) tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên, tái hiện màu sắc rực rỡ, hình dạng tròn trịa của mặt trời lúc mới mọc, vẻ kì vĩ, tráng lệ của thiên nhiên
  • Ẩn dụ, nhân hóa: Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc, gợi tả màu sắc, sức sống dồi dào của mặt trời lúc mới mọc; hình dạng, màu sắc của mặt biển, vẻ đẹp tráng lệ mặt trời, mặt biển lúc bình minh.
  • So sánh, nhân hóa: Mặt trời như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ..., gợi tả vẻ đẹp trang trọng, uy nghi của thiên nhiên, thiên nhiên đẹp lên vì con người, hướng về con người

=> Một loạt các biện pháp tu từ độc đáo, đặc sắc

  • Đã làm nổi bật cảnh bình minh trên biển sau trận bão thật trong sáng, đẹp đẽ kì vĩ, tráng lệ, nên thơ
  • Thể hiện năng lực quan sát, tài năng nghệ thuật và tình yêu thiên nhiên của tác giả
  • Khơi gợi trong ta tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

Câu 2

*Yêu cầu về kỹ năng:

  • Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
  • Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ.

*Yêu cầu về kiến thức:

  • Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Giải thích ý kiến của I-li-a Ê-ren-bua

  • Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể là một quy luật của tự nhiên.
  • Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc là một quy luật của tình cảm con người.

=> Từ hình ảnh dòng suối, con sông, biển cả của tự nhiên, I-li-a Ê-ren-bua đã đưa ra quan niệm về cội nguồn và biểu hiện của lòng yêu nước. Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, có ý nghĩa rộng lớn nhờ hình ảnh so sánh trên mà lòng yêu nước trở nên cụ thể, dễ hiểu hơn. Đó không phải là những gì xa xôi mà rất gần gũi, nó được xây dựng từ tình yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê.

2. Bàn luận

Khẳng định:

  • Đây là một quan niệm rất đúng đắn, sâu sắc về lòng yêu nước. Bởi vì: ngọn nguồn của lòng yêu Tổ quốc là những gì cụ thể, gần gũi của mỗi con người như nhà cửa, xóm làng, miền quê, người thân...
  • Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao cả, chỉ có ý nghĩa đích thực, chỉ đẹp khi nó gắn liền với những gì cụ thể, chứ không phải một tình cảm chung chung.

Dẫn chứng văn học:

Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ như cha như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông.

(Chế Lan Viên)

Đánh giá bài viết
4 4.510
Sắp xếp theo

Soạn Văn 9 - Văn 9

Xem thêm