Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Chuyên KHTN

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Chuyên KHTN năm 2020

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Trường THPT Chuyên KHTN, Hà Nội được VnDoc chia sẻ dưới đây. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

A. Phần bắt buộc đối với học sinh

Câu I (3 điểm)

1. Trắc nghiệm (1 điểm)

Chọn một trong bốn phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:

a) Tác giả của bài thơ “Ánh trăng” là ai?

A. Hữu Thỉnh

B. Thanh Hải

C. Huy Cận

D. Nguyễn Duy

b) Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được viết theo thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Tùy bút

D. Hồi kí

c) Bài thơ nào sau đây kết thúc bằng hình ảnh “trái tim”?

A. Bếp lửa

B. Đồng chí

C. Đoàn thuyền đánh cá

D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

d) Từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại?

A. Thánh thót

B. Thưa thớt

C. Lưa thưa

D. Lác đác

2. Tiếng Việt (2 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Cả đời ra bể vào ngòi

Mẹ như cây lá giữa trời gió rung

Cả đời buộc bụng thắt lưng

Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng

(Đồng Đức Bốn, Trở về với mẹ ta thôi)

a) Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

b) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ trên.

Câu II (2 điểm)

Trong bài “Bàn luận về phép học” (Luận học pháp), La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”.

Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu, trình bày suy nghĩ của mình về mục đích chân chính của việc học. Trong đó, có sử dụng một phép nối để liên kết cấu (gạch chân dưới phương tiện liên kết mà em đã sử dụng).

B. Phần tự chọn (Thí sinh chọn một trong hai câu III a hoặc III b để làm bài)

Câu III a (5 điểm) Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 58-59)

Câu III b (5 điểm)

Suy nghĩ của em về hình tượng nhân vật ông Sáu trong đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017).

Hết

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Chuyên KHTN 2020

A. Phần bắt buộc đối với học sinh

Câu I (3 điểm)

1. Trắc nghiệm (1 điểm)

a - D

b - A

c - D

d - A

2. Tiếng Việt (2 điểm)

a. Thể thơ lục bát

b. Biện pháp tu từ được sử dụng là: biện pháp so sánh - "mẹ như", điệp cấu trúc: "cả đời"

Tác dụng: diễn tả sự lam lũ vất vả nhọc nhằn, lam lũ, chịu thương chịu khó chắt chiu của người mẹ để dành cho con những gì tốt đẹp nhất.

Câu II (2 điểm)

Yêu cầu về hình thức: một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu.

Gợi ý về nội dung:

- “Ngọc không mài, không thành đồ vật”: Ngọc nếu không được người thợ mài giũa sẽ mãi chỉ là một viên đá thô, không có giá trị. Ngọc được mài giũa chăm chút sẽ toả ra muôn vàn ánh sáng lấp lánh hấp dẫn, đem lại nhiều giá trị cho con người.

-“Người không học, không biết rõ đạo”: “Đạo” trong cả xưa và nay còn là đạo lí, đạo đức làm người.

=> So sánh việc mài giũa một viên ngọc với việc học của con người thì ngưòi xưa thật có lí: Ngọc không mài, không có giá trị. Người không học thì kém hiểu biết và không thể làm được những điều lớn lao.

*Tầm quan trọng của việc học

- Học rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Học để làm người.

- Học để có kiến thức, học để làm, để khẳng định mình, để hội nhập, để xây dựng nhân cách đạo đức cho mình sống tốt hơn.

- Học để theo kịp thời đại của công nghệ, khoa học có nhiều bước tiến nhảy vọt trong tương lai.

- Học không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình mình mà còn góp phần xây dựng đất nước. "Dân giàu nước mạnh."

*Rút ra bài học nhận thức của bản than

- Luyện cho bản thân một thái độ học tập nghiêm túc, tự giác.

- Phê phán thói lười học, ỷ lại, ham chơi, học hành chống đối, gian lận, thiếu trung thực.

B. Phần tự chọn (Thí sinh chọn một trong hai câu III a hoặc III b để làm bài)

Câu III a (5 điểm) Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.

a) Mở bài

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:

+ Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.

+ Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ đối với Người khi vào lăng viếng Bác với giọng trang trọng, tha thiết thể hiện niềm yêu thương, biết ơn Bác.

b) Thân bài

* Cảm xúc khi đứng trước lăng

- Tình cảm chân thành giản dị, chân thành của tác giả Viễn Phương cũng chính là tấm lòng đau đáu thương nhớ Bác của người con miền Nam nói chung

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+ Câu thơ gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra lăng viếng Bác

+ Đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân mật, diễn tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau nhiều năm mong mỏi

+ Cách nói giảm nói tránh, cùng việc sử dụng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát, cũng là cách nói thân tình của diễn tả tâm trạng mong mỏi của tác giả

Câu III b (5 điểm)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 ca ngợi tình cha con, tình đồng chí trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

- Dẫn dắt tới: nhân vật ông Sáu đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.

II. Thân bài

* Phân tích hình tượng ông Sáu trong Chiếc lược ngà:

1. Tâm trạng của ông Sáu

- Khi đi bộ đội thì con gái ông mới được 1 tuổi, niềm yêu thương con và nhớ con da diết

- Khi về đến nhà bé Thu không nhận ra mình vì vết thẹo không giống người trong hình. Con bé chạy đi, xa lánh, không nhận ông Sáu là cha, thậm chí còn hỗn, nói trổng khiến ông cảm thấy buồn tủi.

- Trong khi ăn cơm ông đã nóng vội, không kiềm chế được mà đánh bé Thu, ông cảm thấy rất hối hận nhưng cũng chỉ vì ông thương con quá mà thôi.

- Khát khao lớn nhất của ông hiện giờ là được nghe con gái gọi một tiếng Ba, chính tình cha con sâu nặng đã khiến ông kiên trì đến tận bây giờ

- Trước khi ông Sáu lên đường, bé Thu đã khiến anh và mọi người vô cùng bất ngờ khi cất tiếng gọi anh Sáu là ba. Ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

- Ở chiến trường ông rất nhớ con, muốn được ôm con, hôn con. Ông dồn hết tình cảm để làm một cây lược bằng ngà voi tặng con.

=> Ông Sáu là một người cha trên cả tuyệt vời, vĩ đại, yêu thương con cái hết mực.

2. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu

- Hình ảnh giản dị, bình thường nhưng tình yêu thương của ông dành cho con là vô bờ bến

- Hình ảnh người chiến sĩ, người cha đã làm nổi bật lên tình cảm cha con của con người

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn giải Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Chuyên KHTN. Hy vọng với đề thi này sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 THPT sắp tới.

.............................................

Ngoài Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Chuyên KHTN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 327
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm