Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Tp. Hồ Chí Minh năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Tp. Hồ Chí Minh năm 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
-----------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 02 tháng 6 năm 2018
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Văn bản 1

Báo cáo mới đây của tạp chí Science cho thấy Trước sự đe dọa của rác thải nhựa, nhiều đen này thế giới đã sản xuất khoảng 83 tỉ tấn nước đã lên kế hoạch hành động. Nhựa, trong đó 1,3 tỉ tấn hiện là rác thải. Và 79% Từ tháng 1 năm nay, chính phủ Scotland để trong 6,3 tỉ tấn đó giờ đang nằm trong các bãi rác xuất ý kiến về việc cấm sản xuất, kinh doanh một và môi trường tự nhiên.

Nhựa được sử dụng phổ biến bì tiện dụng, rẻ tiền, dễ chế tạo. Tuy nhiên nhựa có hạn chế lớn là rất lâu phân hủy, đồng nghĩa với việc rác thải nhựa sẽ gây nên thảm họa môi trường nếu không có cách giải quyết.

Trong các đại dương, số lượng rác thải nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn - nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá. Các nhà khoa học dự báo với tốc độ gia tăng rác thải nhựa như hiện nay, vào năm 2050, khối lượng rác thải nhựa sẽ nặng hơn cả khối lượng cá.

Việt Nam là một trong các quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thời giới. Tại Việt Nam số lượng tú nilon, chai

Tham khảo đề chi tiết kèm đáp án: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Thành Phố Hồ Chí Minh năm học 2018 - 2019

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Môn thi: Ngữ Văn
Ngày thi: 11 tháng 6 năm 2016
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức...

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

a. Tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng của thành phần ấy. (0,5 điểm)

b. Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Sống một cuộc đời, cũng giống vẽ một bức tranh vậy và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (0,5 điểm)

c. Nêu nội dung văn bản trên. (1,0 điểm)

d. Theo em, có phải lúc nào cũng nên theo đuổi ước mơ? Trả lời trong khoảng 3 - 5 dòng (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nêu yêu thương?

Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên.

Câu 3: (4,0 điểm)

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào "ốp" là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đấy, bác cũng chẳng "thèm" người là gì?".

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đánh giá bài viết
16 25.533
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm