Giáo án Công nghệ 7 bài 46: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi theo CV 5512

Giáo án Công nghệ 7 bài 46: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh cần nắm được:

- Biết được những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi.

- Biết được những biện pháp chủ yếu để phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

2. Kĩ năng: Rèn luyện ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

3. Thái độ: Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

4. Năng lực: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

II. Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: Đọc và nghiên cứu nội dung bài 46

- HS: Đọc SGK, liên hệ gia đình, địa phương.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi.

IV. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

A. Hoạt động khởi động : 5’

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

Phương thức: Hđ cá nhân.

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá
  • Gv đánh giá

Tiến trình

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Nêu một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?

Câu 2: Cho biết các công việc chăm sóc vật nuôi cái sinh sản?

HS lắng nghe

*Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.

C1: - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.

- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.

- Chức năng miễn dịch chưa tốt.

C2: - Vật nuôi cái sinh sản có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con

+ Giai đoạn mang thai

+ Giai đoạn nuôi con

*Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng

*Đánh giá kết quả:

-Hs nhận xét, bổ sung

GV đánh giá cho điểm.

GV nhận xét và dẫn dắt vào bài:

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

1. Tìm hiểu khái niệm về bệnh. 15’

1. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm về bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh.

2. Phương thức: Hđ cá nhân.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi

Vật nuôi bị bệnh có dấu hiệu như thế nào?

Em hãy quan sát sơ đồ 14 và cho biết nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi và lấy ví dụ?

-HS: Lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi

-GV: Quan sát, hỗ trợ các học sinh .

Dự kiến trả lời:

- Vật nuôi bị bệnh do chức năng sinh lý trong cơ thể tác động của yếu tố gây bệnh làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện hs trình bày kết quả trước lớp.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

GV mở rộng: Khi bị nhiễm lạnh, một số lợn con đi ngoài phân trắng có phải vật nuôi bị bệnh không.

2. Tìm hiểu biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi: 15’

1. Mục tiêu: Hiểu được một số biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđ nhóm.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, nhóm, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu cá nhân học sinh nghiên cứu sgk thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi:

Em hãy đọc và đánh dấu (x) vào vở bài tập những biện pháp đúng, cần làm nhằm phòng trị bệnh cho vật nuôi?

-HS: Lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

Dự kiến trả lời:

- Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin

- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.

*Báo cáo kết quả:

- Hs trình bày kết quả

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

I. Khái niệm về bệnh.

- Vật nuôi bị bệnh do chức năng sinh lý trong cơ thể tác động của yếu tố gây bệnh làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.

II. Nguyên nhân gây ra bệnh.

- Có 2 căn cứ để phân loại bệnh.

+ Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật (Vi rút, vi khuẩn..) gây ra

+ Bệnh không truyền nhiễm: Do vật ký sinh như giun, sán, ve... gây ra không lây lan thành dịch.

 

 

III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi.

- Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin

- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.

C. Hoạt động luyện tập: 5’

1. Mục tiêu: nắm vững kiến thức để làm bài tập

2. Phương thức: Hđ cá nhân.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi:

- Em cho biết thế nào là vật nuôi bị bệnh?

- Những nguyên nhân nào gây ra bệnh cho vật nuôi?

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức:

*Báo cáo kết quả:

- Hs trình bày nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

D. Hoạt động vận dụng: 3’

1. Mục tiêu: Nắm vững khái niệm về bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh và các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi.

2. Phương thức: Hđ cá nhân.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra bài tập: ở gia đình em thường chăn nuôi vật nuôi non và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản như thế nào?

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân:

*Báo cáo kết quả:

- HS lên bảng làm bài

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo án Công nghệ 7

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi, cách phòng trị bệnh.

2. Kĩ năng:

  • Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh để lấy thông tin.

3. Thái độ:

  • Có ý thức yêu thích môn học.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường:

  • Có ý thức phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

  • Sơ đồ 14 phóng to.

2. Chuẩn bị của học sinh:

  • Xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp (1’):

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

7A1

…………….

…………………

7A2

……………..

…………………

2. Kiểm tra bài cũ (6’):

? Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì?

? Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý những vấn đề gì?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Bệnh tật có thể làm cho VN chết hàng loạt hay làm giảm sút khả năng sản xuất, giảm giá trị kinh tế, giảm giá trị hàng hóa của VN. Vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại về mọi mặt do bệnh gây ra cho VN. Đó là nội dung kiến thức hôm nay ta phải tìm hiểu.

b. Các hoạt động chính:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về bệnh (10’)

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm cho biết:

? Nhìn một đàn gà, một đàn lợn, em có thể phát hiện được con vật bị bệnh không?

? Con vật bị bệnh có đặc điểm như thế nào?

 

? Thế nào là bệnh?

 

? Ảnh hưởng của bệnh đối với vật nuôi?

- GV: Cho các nhóm nhận xét.

- HS thảo luận nhóm, trả lời:

 

+ Được.

 

+ Kém ăn, thường nằm im, mệt nhọc, có thể bị sốt, bài tiết phân không bình thường.

+ Bệnh là sự rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể vật nuôi.

- Con vật gầy, yếu, tăng trọng kém, có thể chết , lây sang con khác.

- HS: Nhận xét.

I. Khái niệm về bệnh:

 

 

 

 

Bệnh là sự rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể vật nuôi.

đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh , dịch bệnh ở vật nuôi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh cho vật nuôi (10’)

- GV: Nguyên nhân nào sinh ra bệnh ở vật nuôi?

- GV: Cho một số ví dụ về bệnh do di truyền ở vật nuôi?

- GV: Tìm ví dụ yếu tố cơ học, yếu tố hoá học, yếu tố sinh học, yếu tố lí học làm cho con vật bị bệnh?

 

- GV: Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm? Cho VD.

- GV: Thế nào là bệnh không truyền nhiễm? Nguyên nhân gây bệnh không truyền nhiễm?

- GV: Cho HS làm bài tập

- HS: Bên trong cơ thể con vật và do tác động từ môi trường

- HS: Bệnh bạch tạng , dị tật , quái thai

- HS: Dẫm phải đinh , ngã gãy xương , Ngộ độc thức ăn , chấy rận làm ghẻ lở , vi rút , vi khuẩn gây bệnh hiểm nghèo, nắng , nóng , lạnh quá ẩm độ không thích hợp.

- HS: Trả lời

Như bệnh lở mồm long móng, bệnh H5N1….

- HS: Trả lời

- HS: Phòng bệnh hơn trị bệnh, phòng bệnh là chính.

- HS: Làm bài tập.

II. Nguyên nhân gây ra bệnh

Yếu tố di truyền (yếu tố bên trong).

- Yếu tố môi trường sống (yếu tố bên ngoài):

+ Cơ học

+ Lý học

+ Hoá học

+ Sinh học

- Bệnh truyền nhiễm: do VSV gây ra (virut,..)lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều VN.

- Bệnh không truyền nhiễm: do vật ký sinh.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phòng trị bệnh cho vật nuôi (10’)

-GV: Yêu cầu 1 em đọc phần bài tập trang 122.

+ Biện pháp nào sai? Tại sao? Ví dụ

 

 

- GV: Phòng và trị bệnh biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao hơn?

- GV: Trị bệnh cho VN phải làm việc gì?

- GV: Nhận xét

- HS: Thảo luận làm bài tập.

 

+ “Bán hay mổ thịt VN ốm”. Vì VN bị bệnh nếu giết mổ đem bán thịt con người ăn vào sẽ bị nhiễm bệnh. Ví dụ: Bò mắc bệnh sán lá gan, con người ăn vào sẽ mắc bệnh.

- HS: Phòng bệnh là chính, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

 

- HS: Phải mời cán bộ thú y đến khám và điều trị kịp thời.

- HS: Lắng nghe.

III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi

- Chăm sóc chu đáo cho từng vật nuôi

- Tiêm phòng văc xin.

- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ (thức ăn, nước uống, chuồng trại)

- Báo ngay cho các bộ thú y

4. Củng cố (5’):

  • HS đọc phần ghi nhớ.

5. Dặn dò (3’):

  • Dặn các em về nhà học bài.
  • Chuẩn bị bài mới: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 46: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
2 3.293
Sắp xếp theo

Giáo án Công nghệ lớp 7

Xem thêm