Địa lí 10 bài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa

Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tài liệu tại đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 13

I/ Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển

1/ Ngưng đọng hơi nước

- Điều kiện ngưng đọng hơi nước:

- Không khí chứa hơi nước đã bão hòa mà vẫn được cung cấp hơi nước hoặc không khí gặp lạnh.

- Phải có hạt nhân ngưng đọng như khói, bụi, muối, ….

2/ Sương mù

- Điều kiện hình thành:

+ Độ ẩm tương đối cao.

+ Khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng.

+ Có gió nhẹ.

3/ Mây và mưa

- Mây: Hơi nước gặp lạnh, ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ và tụ lại thành từng đám mây.

- Mưa: Khi các hạt nước trong mây đủ lớn rơi được xuống mặt đất mưa.

- Tuyết rơi: Nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 0oC, không khí yên tỉnh tuyết rơi.

- Mưa đá: Nước mưa rơi ở thể rắn (băng).

II/ Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1/ Khí áp

- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.

- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).

2/ Frông

- Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.

3/ Gió

- Gió mậu dịch: mưa ít.

- Gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).

- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa)

4/ Dòng biển

- Tại vùng ven biển

- Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).

- Dòng biển lạnh: mưa ít.

5/ Địa hình

- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.

- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

III/ Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1/ Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (vì nhiệt độ cao, khí áp thấp, có nhiều biển, đại dương, diện tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh).

- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam (áp cao, diện tích lục địa lớn).

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (áp thấp, có gió tây ôn đới từ biển thổi vào).

- Mưa càng ít khi càng về gần hai cực (áp cao,nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước).

2/ Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của Đại Dương

- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố lượng mưa không đều.

- Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng.

- Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió không, ở phía nào.

- Nguyên nhân: Phụ thuộc vị trí xa, gần đại dương; ven bờ có dòng biển nóng hay lạnh; gió thổi từ biển vào từ phía đông hay phía tây.

B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 13

Câu 1: Các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì

  1. Không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa
  2. Không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa
  3. Nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa
  4. Nơi đây nhận được rõ ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa

Câu 2: Dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn vì

  1. Nơi đây nhận được bức xạ mặt trời lớn quanh năm, rất nóng và khô hạn
  2. Không khí ở đó bị nén xuống, cây cối không thể mặc được.
  3. Không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bật lên được nên không có mưa.
  4. Các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.

Câu 3: Miền có frông đi qua thường mưa nhiều do

  1. Có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.
  2. Frông tiếp xúc với bề mặt trái đất, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.
  3. Dọc các frông là nơi chứa nhiều hơi nước nên gây mưa.
  4. Dọc các frông có gió to, đẩy không khí lên cao, gây mưa.

Câu 4: Ven bờ đại dương, gần nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều do

  1. Phía trên dòng biển nóng có khí áp thấp, không khí bốc lên cao gây mưa.
  2. Dòng biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, nhưng tụ gây mưa.
  3. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
  4. Gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra, gặp dòng biển nóng ngưng tụ gây mưa.

Câu 5: Các vùng trên bề mặt trái đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là

  1. Vùng xích đạo, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực.
  2. Vùng xích đạo, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.
  3. Vùng ôn đới, vùng xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.
  4. Vùng xích đạo, vùng ôn đới, vùng cực, vùng chí tuyến.

Câu 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là

  1. khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng.
  2. khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình,
  3. khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi.
  4. khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật.

Câu 7: Các khu vực khí áp thấp có nhiều mưa là do

  1. Luôn có gió từ trung tâm thổi đi.
  2. Luôn có gió quanh rìa thổi ra ngoài,
  3. Không khí ẩm được đẩy lên cao.
  4. Không khí ẩm không được bốc lên.

Câu 8: Khu vực áp cao chí tuyến thường có hoang mạc lớn do

  1. nóng.
  2. lạnh,
  3. khô.
  4. ẩm.

Câu 9: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít vì gió Mậu Dịch

  1. chủ yếu là loại gió khô.
  2. không thổi qua đại dương.
  3. không hoạt động thường xuyên.
  4. ít không khí ẩm.

Câu 10: Nơi tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lanh thường

  1. nóng.
  2. lạnh,
  3. khô.
  4. mưa.

Câu 11: Nơi nào sau đây có mưa ít?

  1. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.
  2. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp,
  3. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.
  4. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi.

Câu 12: Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều?

  1. Noi ở rất sâu giữa lục địa.
  2. Miền có gió Mậu dịch thổi,
  3. Miền có gió thổi theo mùa.
  4. Nơi dòng biển lạnh đi qua

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

A

C

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

C

A

D

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

D

B

---------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta biết được về khái niệm, quá trình và đặc điểm của sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, điều kiện hình thành sương mù, quá trình tạo mây mưa, những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa cũng như sự phân bố lượng mưa trên Trái đất... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 12 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án giúp bạn đọc có thể trau dồi kiến thức bài học. Mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn được VnDoc.com biên soạn và tổng hợp: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 2.122
Sắp xếp theo

    Soạn Địa 10

    Xem thêm