Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 24: Ý nghĩa văn chương

Giải bài tập Ngữ văn bài 24: Ý nghĩa văn chương

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 24: Ý nghĩa văn chương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Ý nghĩa văn chương

Hoài Thanh

I. Kiến thức cơ bản

- Về tác giả: Hoài Thanh (1909 – 1982) quê ở Nghi Lộc - Nghệ An là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Thi nhân Việt Nam”..

- Về tác phẩm: Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu vắng văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản

Câu 1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?Hãy chú ý đến hai cốt yếu và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

+ Theo Hoài Thanh “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài”.

+ Đó là quan niệm hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên còn có rất nhiều cách lí giải khác về nguồn gốc của văn chương. Chẳng hạn: Văn chương bắt nguồn từ lao động, văn chương bắt nguồn từ những khát vọng của con người, văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau thương “hoà lệ thành thơ”... Những quan niệm này không mâu thuẫn nhau, mà chỉ bổ sung cho nhau.

Câu 2, Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống...” Hãy đọc lại chú thích (5) rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

Câu này gồm có 2 ý:

* Văn chương là sự hình dung của sự sống.

* Văn chương là sự sáng tạo ra sự sống.

+ Văn chương là sự hình dung của sự sống.

- Hình dung ở đây là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương → văn chương phản ánh hiện thực.

- Dẫn chứng: Truyện Thánh Gióng phản ánh công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Cậu bé thông minh ngợi ca sự tài trí thông minh của người dân. Sài Gòn tôi yêu là sự hình dung về cuộc sống, cảnh vật, không khí của mảnh đất Sài Gòn xưa và nay...

+ Văn chương là sự sáng tạo ra sự sống.

- Sự sáng tạo về đời sống đó là ước mơ, tưởng tượng của con người, làm cho cuộc sống giàu có hơn, phong phú hơn. Văn chương dựng nên những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có để con người phấn đấu xây dựng, biến thành hiện thực trong tương lai.

- Dẫn chứng: Truyện Thánh Gióng người xưa đã sáng tạo ra hình ảnh ngựa sắt phun lửa, ngựa bay lên trời, và hình ảnh con người phi thường ăn một lúc hết bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông – một mình đánh tan cả lũ giặc hung bạo.

“Nguyễn Trãi chẳng hạn, sau khi đất nước thanh bình, đời ông gặp nhiều ẩn ức, ông đã cáo quan về Côn Sơn - và với bài “Côn Sơn ca” đã làm sống dậy cả một thế giới sinh động, đẹp đẽ có đàn cầm tấu nhạc, có chiều êm giường phẳng, mái nhà mát râm và ngân nga tiếng thơ nhàn tản thảnh thơi của con người. Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra một sự sống khác hẳn”.

(Theo Vũ Dương Quỹ)

Câu 3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “dậy thì, hoặc hình dung sự sống đến hết văn bản để tìm ý trả lời. Hướng dẫn:

Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Để chứng minh điều đó Hoài Thanh đã đưa ra những luận cứ sau:

+ Văn chương giúp con người biết chia sẻ những vui buồn, mừng giận cùng người khác.

+ Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện những tình cảm mà ta sẵn có.

+ Văn chương làm cho cuộc sống trở nên thâm trầm, rộng rãi.

+ Văn chương làm cho con người biết thưởng thức vẻ đẹp của núi non, của tiếng chim hót, nước suối chảy.

+ Nếu không có văn chương lịch sử nhân loại sẽ trở nên nghèo nàn đến bậc nào.

Câu 4. Xác định loại văn nghị luận và đặc sắc nghệ thuật của bài văn.

+ Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại nghị luận văn chương.

+ Văn nghị luận của Hoài Thanh đặc sắc ở chỗ: Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

=> Đây là một văn bản nghị luận về vấn đề văn chương nên cách diễn đạt của tác giả cũng rất văn chương.

+ Một đoạn văn để dẫn chứng:

Tất cả các đoạn trong bài đều thể hiện tính văn chương nhưng có lẽ hai đoạn sau là tập trung nhất:

Đoạn mở đầu:

“Người ta kể chuyện đời xưa, một thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc thi ca”.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 24: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 24: Luyện tập viết một đoạn văn chứng minh

Đánh giá bài viết
1 902
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm