Dòng điện - Nguồn điện

Chuyên đề Vật lý lớp 7: Dòng điện - Nguồn điện được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Dòng điện - Nguồn điện

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Dòng điện

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

- Các dụng cụ điện khi có dòng điện chạy qua chúng mới có thể hoạt động.

Ví dụ: Bóng đèn điện khi cắm điện vào, dòng điện chạy qua đèn làm bóng đèn sáng lên.

2. Nguồn điện

- Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ điện để các dụng cụ đó hoạt động bình thường.

Ví dụ: Pin, acquy, máy phát điện...

- Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực dương (+) và cực âm (-).

- Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

Ví dụ: Hình vẽ bên là một mạch điện kín gồm:

+ Nguồn điện: Pin có cực A (-), cực B (+)

+ Bóng đèn: Vật tiêu thụ điện.

+ Dây nối: Dây đồng

chuyên đề vật lý 7

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Khi giải bài tập cần lưu ý: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển chưa đủ mà phải có hướng. Như vậy, khi các điện tích (hạt mang điện) chuyển động có hướng thì mới có dòng điện.

2. Mạch điện kín là mạch điện gồm nguồn điện, thiết bị dùng điện... và dây dẫn được nối với nhau tạo thành mạch kín.

Như vậy các thiết bị dùng điện chỉ có thể hoạt động khi mạch điện là kín tức là khi mạch điện có dòng điện chạy qua.

III. TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Đặc điểm chung của nguồn điện là gì?

A. Có cùng hình dạng, kích thước.

B. Có hai cực là dương và âm.

C. Có cùng cấu tạo .

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đặc điểm chung của nguồn điện là có hai cực: dương và âm ⇒ Đáp án B

Bài 2: Dòng điện là:

A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.

B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.

C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng.

Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng ⇒ Đáp án C

Bài 3: Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là không đúng?

A. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

B. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích cùng loại giống nhau.

C. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch kín.

D. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại.

Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại ⇒ Đáp án B

Bài 4: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy B. Acquy C. Bếp lửa D. Đèn pin

Trong các thiết bị trên thì acquy là nguồn điện ⇒ Đáp án B

Bài 5: Phát biểu nào dưới đây sai

A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.

B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.

C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.

D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện.

Mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau nếu chưa có nguồn điện thì chưa trở thành mạch điện ⇒ Đáp án A

Bài 6: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện?

A. Các hạt mang điện tích dương.

B. Các hạt nhân của nguyên tử.

C. Các nguyên tử.

D. Các hạt mang điện tích âm.

Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng và không tạo thành dòng điện ⇒ Đáp án C

Bài 7: Tại sao có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn?

A. vì đinamô là một nguồn điện loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.

B. vì bóng đèn lắp cho xe đạp là loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.

C. vì còn có một dây điện ngầm bên trong khung xe đạp nối giữa đinamô và bóng đèn.

D. vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nữa nối giữa đinamô và bóng đèn.

Có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nữa nối giữa đinamô và bóng đèn nên có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp ⇒ Đáp án D

Bài 8: Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?

A. Quạt điện đang quay liên tục.

B. Bóng đèn điện đang phát.

C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện.

D. Rađio đang nói.

Không có dòng điện chạy qua thanh thước nhựa đang bị nhiễm điện ⇒ Đáp án C

Bài 9: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?

A. Một mảnh nilông đã được cọ xát.

B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.

C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.

D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.

Có dòng điện chạy trong đồng hồ dùng pin đang chạy ⇒ Đáp án C

Bài 10: Chọn câu sai

A. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện.

B. Nguồn điện tạo ra dòng điện.

C. Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.

D. Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh.

Câu sai: Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh ⇒ Đáp án D

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Dòng điện - Nguồn điện. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Đánh giá bài viết
3 1.676
Sắp xếp theo

Chuyên đề Vật lý 7

Xem thêm