Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết GDCD 7 bài 5 Kết nối tri thức

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 5 Bảo tồn di sản văn hóa khái quát phần lý thuyết cơ bản được học trong bài 5 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức, kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp các em luyện tập để ghi nhớ kiến thức nhanh hơn. Tài liệu được biên soạn chi tiết, dễ hiểu giúp các em học tốt môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết GDCD 7 bài 5 KNTT

1. Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác.

- Di sản văn hóa gồm:

+ Di sản văn hóa vật thể (Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ...)

+ Di sản văn hóa phi vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Nhã nhạc cung đình, Nghệ thuật Đờn ca tải tử Nam bộ....)

2. Ý nghĩa di sản văn hóa đối với con người và xã hội

- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

- Việc bảo tồn di sản văn hóa còn thể hiện sự tôn trọng và trân trọng công sức của ông cha ta.

- Thể hiện sự đa dạng về kinh nghiệm của ông cha ta trên các lĩnh vực khác nhau.

3. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.

Pháp luật nước ta có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Điều 14. Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sảnvăn hóa;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa.

Học sinh cần có trách nhiệm:

- Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa.

- Giữ gìn các di sản văn hóa.

- Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

B. Giải GDCD 7 bài 5 KNTT

Tham khảo lời giải sách giáo khoa Giáo dục công dân 7 KNTT bài 5 tại đây: GDCD 7 bài 5 Bảo tồn di sản văn hóa KNTT

C. Trắc nghiệm GDCD 7 bài 5 KNTT

.......................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa. Chắc hẳn thông qua tài liệu này, các em có thể dễ dàng ghi nhớ kiến thức được học trong bài. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm bắt bài học nhanh chóng dễ dàng, đồng thời yêu thích môn Giáo dục công dân 7 hơn. Chúc các em học tốt.

Để tham khảo thêm các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Trắc nghiệm GDCD 7 KNTT trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp các bài trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 7 theo từng bài, giúp các em củng cố kiến thức được học trong từng bài, từ đó học tốt môn Giáo dục công dân 7 hơn.

Đánh giá bài viết
40 22.110
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • MINO GAMING
    MINO GAMING

    😀😀

    😀😀😀😀

    Thích Phản hồi 04/11/21

    Lý thuyết GDCD 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm