Đường thẳng đi qua hai điểm

Chuyên đề Toán học lớp 6: Đường thẳng đi qua hai điểm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 6 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Đường thẳng đi qua hai điểm

A. Lý thuyết

1. Vẽ đường thẳng

Muốn vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B ta làm như sau:

• Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B;

• Dùng đầu chì vạch theo cạnh thước.

Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B

2. Tên đường thẳng

• Dùng một chữ cái thường.

chuyên đề toán 6

• Dùng hai chữ cái in hoa

chuyên đề toán 6

• Dùng hai chữ cái thường

chuyên đề toán 6

3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song

Hai đường thẳng a, b bất kỳ có thể:

• Trùng nhau: Có vô số điểm chung.

chuyên đề toán 6

• Cắt nhau: Chỉ có một điểm chung – điểm chung đó gọi là giao điểm.

chuyên đề toán 6

• Song song: Không có điểm chung nào.

chuyên đề toán 6

Chú ý:

• Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt.

• Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có điểm chung nào.

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Cho hai đường thẳng a, b. Khi đó a, b có thể:

A. Song song B. Trùng nhau

C. Cắt nhau D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Hai đường thẳng a, b bất kỳ có thể trùng nhau, song song hoặc cắt nhau.

Chọn đáp án D.

Câu 2: Chọn câu đúng:

A. Qua hai điểm phân biệt có vô số đường thẳng.

B. Có vô số điểm thuộc một đường thẳng.

C. Hai đường thẳng phân biệt thì song song.

D. Trong ba điểm thẳng hàng thì có hai điểm nằm giữa.

• Đáp án A: Qua hai điểm phân biệt có một và chỉ một đường thẳng nên A sai.

• Đáp án B: Có vô số điểm thuộc một đường thẳng nên B đúng.

• Đáp án C: Hai đường thẳng phân biệt thì có thể song song hoặc cắt nhau nên C sai.

• Đáp án D: Trong ba điểm thẳng hàng thì chỉ có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại nên D sai.

Chọn đáp án A.

Câu 3: Cho ba điểm A; B; C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được những đường thẳng nào?

A. AB, BC, CA B. AB, BC, CA, BA, CB, AC

C. AA, BC, CA, AB D. AB, BC, CA, AA, BB, CC

Trắc nghiệm: Đường thẳng đi qua hai điểm

Các đường thẳng trong hình là: AB, BC, CA

Chọn đáp án A.

Câu 4: Cho 5 điểm A; B; C; D; E trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Vẽ đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao nhiêu đường thẳng?

A. 25 B. 10 C. 20 D. 16

Các đường thẳng là: AB, AC, AD, AE, BC, BD, BE, CD, CE, DE

Vậy có tất cả 10 đường thẳng cần tìm.

Chọn đáp án B.

Câu 5: Cho 3 đường thẳng a, b, c phân biệt. Trong trường hợp nào thì ba đường thẳng đó đôi một không có giao điểm?

A. Ba đường thẳng đôi một cắt nhau.

B. a cắt b và a song song c.

C. Ba đường thẳng đôi một song song.

D. a song song b và a cắt c.

Ba đường thẳng đôi một không có giao điểm nghĩa là:

• a, b không có giao điểm hay a song song b.

• b, c không có giao điểm hay b song song c.

• a, c không có giao điểm hay a song song c.

Vậy ba đường thẳng đôi một song song.

Chọn đáp án C.

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Cho ba đường A, B, C không thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm

a) Kẻ được mấy đường thẳng tất cả?

b) Viết tên các đường thẳng đó

c) Viết tên nút giao điểm của từng cặp đường thẳng

Đáp án

a) Vẽ được 3 đường thẳng tất cả

Trắc nghiệm: Đường thẳng đi qua hai điểm

b) Tên các đường thẳng

+ Đường thẳng AB

+ Đường thẳng AC

+ Đường thẳng BC

c)

+ Giao điểm của đường thẳng AB và đường thẳng AC là điểm A.

+ Giao điểm của đường thẳng AB và đường thẳng BC là điểm B.

+ Giao điểm của đường thẳng BC và đường thẳng AC là điểm C.

Câu 2: Vẽ đường thẳng a, lấy A ∈ a; B ∈ a; C ∈ a; D ∉ a. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm

a) Kẻ được tất cả bao nhiêu đường thẳng phân biệt

b) Viết tên các đường thẳng đó.

c) D là giao điểm của những đường thẳng nào?

Đáp án

a)

Trắc nghiệm: Đường thẳng đi qua hai điểm

Có 4 đường thẳng phân biệt

b) Tên các đường thẳng đó

+ Đường thẳng AD

+ Đường thẳng DC

+ Đường thẳng BD

+ Đường thẳng a.

c) D là giao điểm của 3 đường thẳng AD, DC, DB

Ta nói: Ba đường thẳng AD, DC, DB đồng quy tại điểm D.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 6: Đường thẳng đi qua hai điểm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 6, Giải bài tập Toán lớp 6, Giải SBT Toán 6, Giải VBT Toán lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Đánh giá bài viết
3 545
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Toán 6

    Xem thêm