Ếch ngồi đáy giếng - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Ếch ngồi đáy giếng - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

I. Đôi nét về văn bản Ếch ngồi đáy giếng

1. Thể loại: truyện ngụ ngôn

- Truyện ngụ ngôn

  • Hình thức: là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần
  • Nội dung: mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người
  • Mục đích: nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

- Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng thuộc nhóm truyện mượn chuyện về loài vật để đưa ra bài học cho mọi người.

2. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ chính là tự sự

3. Tóm tắt văn bản Ếch ngồi đáy giếng

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

(Mời các bạn tham khảo thêm các bài tóm tắt khác của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng tại đây)

4. Bố cục của văn bản Ếch ngồi đáy giếng

- Gồm 2 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 1Từ đầu → "như một vị chúa tể"
  • Ếch khi vẫn đang ở trong giếng
Phần 2Phần còn lại
  • Ếch sau khi ra ngoài giếng

5. Giá trị nội dung của văn bản Ếch ngồi đáy giếng

Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo

6. Giá trị nghệ thuật của văn bản Ếch ngồi đáy giếng

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi

- Mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên

- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo

7. Ý nghĩa nhan đề của văn bản Ếch ngồi đáy giếng

- Ếch ngồi đáy giếng là một thành ngữ dân gian, được ông cha ta dùng để chỉ những kẻ luôn tự cao tự đại, cho rằng bản thân mình là giỏi nhất và xem thường tất cả mọi người, rõ ràng là kiến thức, tầm nhìn hạn hẹp nhưng tỏ ra là người thông thái - đây cũng chính là nội dung chính của câu chuyện ngụ ngôn.

- Thành ngữ có ý nghĩa tương tự Ếch ngồi đáy giếng:

  • Thùng rỗng kêu to
  • Khôn nhà dại chợ
  • Coi trời bằng vung...

II. Dàn ý phân tích văn bản Ếch ngồi đáy giếng

1. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)

- Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Ếch khi còn ở trong giếng

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

- Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ

- Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung còn mình là một vị chúa tể

→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang

b. Ếch sau khi ra khỏi giếng

- Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa lớn: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ

- Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm để ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp

- Kết quả: ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp

→ Do quá chủ quan, kiêu ngạo nên ếch đã phải trả giá quá đắt

c. Bài học rút ra

- Như vậy, qua hình ảnh của chú ếch, chúng ta nhận ra rằng hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của con người về chính mình cũng như thế giới xung quanh, khiến ta dần trở nên nông cạn, tự đại.

- Không được chủ quan, kiêu ngạo, tự cao tự đại, xem thường người khác, mà cần biết khiêm tốn, tôn trọng người khác nếu không sẽ phải trả giá đắt.

- Con người cần không ngừng học hỏi, trao dồi vốn kiến thức, mở rộng tầm mắt ra thế giới xung quanh, đi nhiều, gặp gỡ nhiều để hiểu biết nhiều hơn, trưởng thành hơn. Như ông cha ta đã nói:

"Đi một ngày đàng học một sàng khôn"

- Khi thay đổi môi trường sống, gặp những điều mới lạ chúng ta cần cẩn trọng xem xét cẩn thận mọi vấn đề rồi mới bắt đầu hành động.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện:

  • Nội dung: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo
  • Nghệ thuật: mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…

- Bài học cho bản thân: không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân…

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Ếch ngồi đáy giếng - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
20 14.005
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ văn 6 KNTT

    Xem thêm