Em bé thông minh

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Em bé thông minh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1. Tìm hiểu chung truyện Em bé thông minh

a. Thể loại

- Thuộc truyện cổ tích sinh hoạt, kiểu nhân vật thông minh.

- Truyện không có yếu tố thần kì mà được cấu tạo theo lối xâu chuỗi nhiều mẫu chuyện, qua đó nhân vật bộc lộ sự thông minh và tài trí.

- Thuộc loại truyện Trạng

+ Đề cao trí khôn dân gian và trí khôn kinh nghiệm

+ Tạo tiếng cười hồn nhiên, chất phát nhưng rất thâm thúy.

b. Đại ý: Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phát mà không kém phần thâm thúy của nhân dân trong đời sống hàng ngày.

c. Tóm tắt

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Tóm tắt truyện Em bé thông minh

d. Bố cục

Chia làm 3 đoạn

- Đoạn 1. Từ đầu..."lỗi lạc": Vua sai quan đi khắp nơi tìm người tài giỏi giúp nước.

- Đoạn 2. "Một hôm"..."láng giềng": Sự mưu trí, thông minh của em bé qua các lần thử thách

+ Em bé giải câu đố của quan.

+ Em bé giải câu đố của vua lần 1 và 2

+ Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài

- Đoạn 3. Phần còn lại: Em bé trở thành trạng nguyên.

2. Đọc - hiểu văn bản Em bé thông minh

a. Hình thức thử tài

- Hình thức: Dùng câu đố để thử tài

- Tác dụng

+ Tạo thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất

+ Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

+ Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe

b. Sự mưu trí, thông minh của em bé qua các lần thử thách

Thử thách

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Đối tượng

Viên quan

Nhà vua

Nhà vua

Sứ thần nước ngoài

Tính chất nghiêm trọng

Cả làng phải chịu tội

Liên quan đến vận mệnh quốc gia.

So sánh

Với người cha

Với dân làng

Với nhà vua

Với vua, quan, đại thần, các ông trạng và các nhà thông thái

Nội dung

"Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?"

→ Oái oăm, bất ngờ khó trả lời

"Nuôi làm sao để 3 trâu đực đẻ được 9 con?"

→ Oái oăm, phi lí đến mức trái qui luật tự nhiên.

Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ.

Xâu chỉ qua đường ruột ốc vặn.

Cách giải

Hỏi vặn lại: "Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?"

Dùng phép “Gậy ông đập lưng ông” làm vua tự nói ra điều phi lý

Hỏi vặn lại: Đưa cây kim nhờ vua rèn thành một con dao.

Câu hát dân gian

Thú vị

Đẩy thế bị động về người ra câu đố (lần 1 + lần 3) và làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí (lần 2)

Kinh nghiệm trong đời sống dân gian

Tổng kết

Nghệ thuật

- Là truyện cổ tích kể về nhân vật thông minh, có nhiều tình huống bất ngờ và thú vị.

- Dùng câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật để bộc lộ tài năng, phẩm chất.

- Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần của những câu đố, và cách giải đố tạo tiếng cười hài hước.

Nội dung

- Truyện đề cao trí thông minh, trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố và vượt qua những thử thách oái oăm)

- Tạo ra tiếng cười vui vẻ và hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

3. Bài tập minh họa bài Em bé thông minh

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện cổ "Em bé thông minh".

1. Mở bài

- Nhân dân ta từ xưa đã đánh giá rất cao vai trò của trí tuệ trong đời sống.

- Nhân vật em bé trong truyện "Em bé thông minh" tiêu biểu cho trí thông minh của người lao động.

2. Thân bài

a. Trí thông minh tuyệt vời của chú bé nông dân

- Thể hiện qua nhiều tình huống có tính chất thử thách, càng về sau càng gay go

+ Trả lời câu hỏi của viên quan bằng chính cách hỏi: "Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?"

+ Hóa giải lệnh oái oăm của nhà vua là bắt dân làng nuôi trâu đực đẻ bằng câu chuyện bịa đặt và nhờ vua bắt cha mình đẻ em bé.

+ Vua thử tài chú bé, bắt làm cỗ từ một con chim sẻ. Chú yêu cầu sứ giả tâu với vua cho người rèn chiếc kim thành dao để mổ chim.

+ Sứ thần nước ngoài thách đố xâu sợi chỉ qua đường ruột của một chiếc vỏ ốc vặn, chú bé nghĩ ra mẹo và làm được.

b. Thái độ của nhà vua đối với chú bé thông minh

- Khẳng định chú chính là nhân tài mà mình đang cần tìm.

- Phong cho chú bé chức Trạng nguyên, lưu lại trong cung nuôi ăn học tử tế để sau này giúp nước.

- Tin dùng và thường hỏi ý kiến của chú bé trong những công việc quốc gia đại sự.

3. Kết bài

- Với truyện "Em bé thông minh", khao khát đổi đời của người lao động xưa kia đã được thỏa mãn.

- Qua truyện, trí tuệ và trí khôn dân gian được đề cao và ca ngợi

- Tạo ra được tiếng cười hồn nhiên, vui vẻ trong cuộc sống hàng ngày.

- Các chi tiết cường điệu khiến cho truyện trở nên thú vị và hấp dẫn.

4. Trắc nghiệm truyện Em bé thông minh

Câu 1: Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật trong các truyện cổ tích nhằm mục đích gì?

A. Tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc.

B. Tạo ra tình huống để phát triển cốt truyện từ đơn giản đến phức tạp

C. Nhằm thử thách nhân vật và để nhân vật bộc lộ được những phẩm chất tốt đẹp của mình.

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Nhân vật em bé trong truyện thuộc kiểu nhân vật cổ tích nào?

A. Những người bị bất hạnh như xấu xí, mồ côi, em út, con riêng...

B. Những người có tài năng kì lạ và phi thường.

C. Những con vật xấu xí nhưng có bản chất người.

D. Những ngũời thông minh, lanh lợi và tài trí hơn người.

Câu 3: Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh là ai?

A. Em bé

B. Viên quan

C. Vua

D. Người cha

Câu 4: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm?

A. Sự giúp đỡ của thần linh

B. Sự giúp đỡ của dân làng

C. Bằng trí thông minh và vận dụng những kinh nghiệm dân gian

D. Bằng phép thuật cậu bé có được

Câu 5: Trong truyện, em bé đã trả lời câu hỏi: “Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?” của viên quan như thế nào?

A. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Trâu của ông mỗi ngày cày được mấy đường?”

B. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Ngựa của ông mỗi ngày đi được mấy bước?”

C. Em bé nói rằng một trăm đường.

D. Em bé không tìm được câu trả lời.

Câu 6: Nhà vua thử tài thông minh của em bé lần đầu tiên bằng cách nào?

A. Bắt em bé nhốt trên một tháp cao, không cho ăn uống, chỉ để một tượng Phật và một bát nước.

B. Bắt em bé xâu sợi chỉ qua hai đầu vỏ ốc.

C. Bắt làng em nuôi ba con trâu đực trong một năm phải đẻ chín con trâu con.

D. Bắt em làm thịt con chim sẻ bằng một cây kim nhỏ.

Câu 7: Em bé đã nghĩ ra cách gì để đối phó lại phép thử của nhà vua trong lần đầu tiên?

A. Xin nhà vua bãi bỏ lệnh đã đưa ra.

B. Khóc với vua, bảo vua phải ra lệnh để cha sinh em bé chơi với mình.

C. Giết thịt trâu để thết đãi cả làng một bữa no nê.

D. Lén tìm đủ chín con trâu khác và giao cho vua khi đến kì hạn.

Câu 8: Khi kể về tài năng của em bé, tác giả nhằm ca ngợi trí thông minh của ai?

A. Trẻ em

B. Dân tộc

C. Nhân dân lao động

D. Nhân vật em bé trong truyện

Câu 9: Khi vua giao cho em bé một con chim sẻ bảo giết thịt và làm thành ba cỗ thức ăn thì em bé ứng xử như thế nào?

A. Em bé giao cho sứ giả một cây kim khâu, bảo sứ giả mang về tâu nhà vua xin rèn thành con đao để em làm thịt chim.

B. Em bé đem con chim sẻ giết thịt và thết đãi cả làng.

C. Em bé giao cho sứ giả một thanh sắt, bảo sứ giả mang về tâu nhà vua xin rèn thành con dao để em làm thịt chim.

D. Em bé bảo nhà nếu nhà vua làm trước thành công thì em sẽ làm.

Câu 10: Trong truyện, em bé đã dùng cách nào để xâu sợi chỉ qua vỏ ốc theo như yêu cầu của sứ giả nước láng giềng?

A. Bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng rồi xâu qua vỏ ốc.

B. Xỏ chỉ vào cây kim rồi xâu qua vỏ ốc.

C. Bắt con kiến càng buộc vào sợi chỉ, sau đó bôi mỡ vào đầu con ốc, con kiến nghe mùi mỡ sẽ tự chui qua.

D. Dùng miệng hút sợi chỉ qua vỏ ốc.

Câu 11: Trước tài năng và sự thông minh của em bé, nhà vua đã phong cho em tước vị gì?

A. Trạng nguyên.

B. Người thông minh nhất.

C. Thần đồng đất Việt.

D. Lưỡng quốc Trạng nguyên.

Câu 12: Trong truyện, em bé được thử thách qua mấy lần?

A. 2 lần

B. 3 lần

C. 4 lần

D. 5 lần

Câu 13: Truyện có ý nghĩa gì?

A. Đề cao trí thông minh, đề cao những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất.

B. Hài hước, mua vui

C. Mong muốn của nhân dân có người tài giỏi giúp ích cho đất nước

D. Tất cả đều đúng

Đáp án

1 - D2 - D3 - A4 - C5 - B6 - C7 - B
8 - C9 - A10 - C11 - A12 - C13 - D

-------------------------------------------

Với nội dung bài Em bé thông minh các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung của câu truyện, cách giải quyết vấn đề của em bé từ đó cho thấy tinh thần yêu nước của dân tộc ta qua tác phẩm Em bé thông minh...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Em bé thông minh. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
21 1.681
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm