Em hãy giải thích câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”

Văn mẫu lớp 8: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm” dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng hoàn thành bài viết của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý Em hãy giải thích câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”. (Một trong những câu nói nhiều ý nghĩa răn dạy con người ta chính là câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”).

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Dám nghĩ dám làm”: bản lĩnh của con người, luôn suy nghĩ đến công việc và những điều mạo hiểm nhưng giúp cuộc sống của mình tốt lên và sẵn sàng thực hiện những suy nghĩ đó.

b. Phân tích

Người dám nghĩ dám làm là người tự chủ trong suy nghĩ và hành vi của mình, tự lập cho bản thân mình một cuộc sống, giữ vững ý chí mà không lệ thuộc vào ai.

Người dám nghĩ dám làm là người có suy nghĩ và hành động thống nhất với nhau, ý chí dẫn đường cho họ làm việc và vượt qua khó khăn, những người này sớm muộn gì cũng đạt được thành công trong cuộc sống.

Nếu trong xã hội con người ai ai cũng dám nghĩ và dám làm, không nhút nhát, sợ hãi và lung lay trước những ý kiến, tác động bên ngoài thì xã hội này sẽ phát triển thịnh vượng và đức tính tốt đẹp này sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh,…

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người nhút nhát, không có ý kiến riêng cho bản thân và luôn nghe theo sự sắp xếp, chỉ định của người khác,… những người này đáng bị chỉ trích thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Văn mẫu Em hãy giải thích câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm” mẫu 1

Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng có những quyết định về ước mơ, hoài bão, kế hoạch cho chính bản thân mình. Nhưng hầu hết những ước mơ đó lại bị cản trở bởi vô vàn khó khăn và thử thách đang đặt ra trước mắt, nên không phải ai cũng sắn sàng đương đầu để biến những ước mơ hoài bão của mình thành sự thực. Câu tục ngữ: “ Dám nghĩ dám làm” của ông cha ta ngày xưa như một nguồn động lực quý giá tới mỗi người.

Để hiểu hơn về câu nói chúng ta cần phải phân tích câu tục ngữ. Đầu tiên là “dám nghĩ”, nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi “dám nghĩ” là gì? Dám nghĩ là ta có thể chủ động trong suy nghĩ độc lập trong quan điểm. Hay chúng ta cũng có thể như bày tỏ những ý kiến mà mình đã nghĩ tới mà không theo bất cứ một quan điểm nào để rồi từ suy nghĩ đó sẽ dẫn đến hành động, mặc kệ những sự áp đặt, sắp xếp của người khác.

Từ những ý nghĩa đó, sẽ cho ta được những dự định và lên kế hoạch thực hiện công việc đó. Tuy nhiên để thực hiện được suy nghĩa đó không phải là điều dễ dàng. Vế sau của câu tục ngữ đã nói đúng với hiện trạng này. Ta có thể hiểu: “dám làm” là hành động trong suy nghĩ và tư tưởng. Và hành động này phải được tự giác thực hiện mà ít chịu tác động của vô số các nhân tố bên ngoài.

Vậy nên, thực sự ta như thấy được câu tục ngữ: “dám nghĩ dám làm” đã nêu rõ quan điểm đúng đắn và sẽ thực hiện mặc dù có những bình luận khác về suy nghĩ đó. Hơn hết đó chính là chúng ta người đã suy nghĩ và dám thực hiện cái suy nghĩ đấy. Nhiều người cho rằng hai hành động “nghĩ” và “làm” có sự không liên quan đến nhau nhưng thực chất lại không phải vậy, nó lại có sự ràng buộc lẫn nhau cái này liên quan đến cái kia. Nhiều doanh nhân thành đạt đã từng nói: “dám nghĩ dám làm sẽ thành công”, đương nhiên họ cũng sẽ dám thất bại, dám đứng lên, dám nhận trách nhiệm,..đó không phải là những đức tính quý đáng được phát huy của con người hay sao?

Ví dụ rõ nhất cho câu nói này là Bác Hồ. Bác đã thể hiện sự dám nghĩ dám làm của mình một cách táo bạo để thực hiện ước mơ của mình. Bác hồ được sinh ra và lớn lên trong thời kì pháp đô hộ Việt nam. Nhìn nhân dân ngày ngày bị bọn đô hộ tàn bạo áp bức bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực. Với ước mơ giúp được nhân dân thoát khỏi cảnh nô lệ, đất nước thoát khỏi sự xâm lược của thực dân. Bác hồ đã thực hiện ước mơ của mình bằng nhiều hành động.Mặc dù các tiền bối đi trước đã tìm ra con đường cứu nước nhưng tất cả đều thất bại. Điều đặt ra bây giờ là phỉa tìm ra một con đường cứu nước mới đúng đắn hơn. Năm 1911, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba trên khắp đại dương mênh mông với chân phụ tàu. Bác vừa làm việc vừa học tập. Với tình yêu quê hương đất nước đã là một nguồn động lực thúc đẩy việc học tập của Bác nhanh chóng hơn. Đến năm 1917, khi Bác đọc luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn- đó chính là con đường cách mạng vô sản. Như vậy Bác đã hoàn thành một nửa ước mơ, hoài bão của mình. Đó chính là ví dụ thực tế có thật cho câu tục ngữ: “dám nghĩ dám làm”. Bên cạnh đó còn có những con người dám nghĩ dám làm và đã đạt tới thành công như Bill Gates, Thomas Edison,…với những suy nghĩ táo bạo nhưng đã để lại cho đời nhiều thành tựu lớn, được ứng dụng rộng rãi. Và cũng chẳng quên được câu chuyện về game di động Flappy Bird và lập trình viên Nguyễn Hà Đông đã xôn xao, đón nhận của xã hội, mở ra nhiều hướng mới sự sáng tạo không giới hạn của con người, nguồn thu nhập tăng cao theo.

Với con người ngày nay đặc biệt là thế hệ trẻ ngày ngay thì câu tục ngữ này như muốn nhắc nhở rằng hãy đừng để tuổi trẻ trôi qua một cách lãng phí mà hãy thực hiện một điều gì đó thật mới mẻ liều lĩnh nhưng phải có suy nghĩ đúng đắn, để rồi sau này khi về già ta không còn hối tiếc nữa. Ở độ tuổi này con người thường dám nghĩ, dám làm ôm ấp nhiều hoài bão, khát vọng lớn lao về một tương lai tươi sáng, đưa đất nước phát triển hơn.

Có thể nói câu tục ngữ: “dám nghĩ dám làm” đã để lại cho ta những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Mỗi chúng ta cần thể hiện sự táo bạo, sáng tạo có hiều sáng kiến mới dám thực hiện những sáng kiến đó, chỉ có thực hiện những ý nghĩa mà mình đã nghĩ ra rồi bạn sẽ nhận lại được sự thành công xứng đáng, đem lại những sự đổi mới, khác biệt cho tương lai của chính bản thân ta, xa hơn nữa là cho đất nước.

Giải thích câu Dám nghĩ dám làm - Bài mẫu 2

Mỗi người muốn có những giá trị tốt đẹp thì phải cố gắng vươn lên học tập, là việc. Chính vì thế, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân một bản lĩnh kiên cường và một tinh thần dám nghĩ dám làm. Dám nghĩ dám làm là việc mỗi người lập kế hoạch cho bản thân, nhìn thấy những lợi ích, giá trị tốt đẹp từ mục tiêu đó và cố gắng, nỗ lực mạnh mẽ để theo đuổi đến cùng và tạo ra những giá trị tốt đẹp từ lý tưởng của mình. Người dám nghĩ dám làm là những người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình. Khi vấp ngã, thất bại họ không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy để đi tiếp con đường mình đã chọn. Họ cũng là những người biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn. Việc dám nghĩ dám làm, dám theo đuổi mục tiêu sẽ mang đến cho con người những thành quả ngọt ngào, rực rỡ sau những nỗ lực, cố gắng của mình. Bên cạnh đó, việc kiên trì theo đuổi mục tiêu sẽ giúp chúng ta tôi luyện những phẩm chất quý giá khác như: chăm chỉ, cần cù, lạc quan,… và khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người nhút nhát, không có ý kiến riêng cho bản thân và luôn nghe theo sự sắp xếp, chỉ định của người khác. Lại có những người biếng, dễ nản chí, bỏ cuộc để mọi thứ dang dở,… Những người này sẽ không có được thành công và cần thay đổi nếu muốn có được cuộc sống tốt hơn. Mục tiêu và sự kiên trì là những yếu tố quyết định đến con người. Hãy tạo dựng cho bản thân một cuộc sống với những giá trị tốt đẹp nhất để cống hiến cho xã hội phát triển bền vững hơn.

Giải thích câu tục ngữ Dám nghĩ dám làm mẫu 3

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng với những thể loại khác nhau. Nếu những câu ca dao mang vần điệu thể hiện tình cảm của nhân dân thì những câu tục ngữ lại nhắn nhủ đến con người những bài học quý giá. Một trong những câu nói nhiều ý nghĩa răn dạy con người ta chính là câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”.

“Dám nghĩ dám làm” chính là việc con người không ngại khó, ngại khổ mà thực hiện những ước mơ, những dự định mà bản thân mình đã đặt ra. Dám nghĩ dám làm thể hiện bản lĩnh của con người, luôn suy nghĩ đến công việc và những điều mạo hiểm nhưng giúp cuộc sống của mình tốt lên và sẵn sàng thực hiện những suy nghĩ đó.

Người dám nghĩ dám làm là người tự chủ trong suy nghĩ và hành vi của mình, tự lập cho bản thân mình một cuộc sống, giữ vững ý chí mà không lệ thuộc vào ai. Bên cạnh đó, người dám nghĩ dám làm là người có suy nghĩ và hành động thống nhất với nhau, ý chí dẫn đường cho họ làm việc và vượt qua khó khăn, những người này sớm muộn gì cũng đạt được thành công trong cuộc sống. Nếu trong xã hội con người ai ai cũng dám nghĩ và dám làm, không nhút nhát, sợ hãi và lung lay trước những ý kiến, tác động bên ngoài thì xã hội này sẽ phát triển thịnh vượng và đức tính tốt đẹp này sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người nhút nhát, không có ý kiến riêng cho bản thân và luôn nghe theo sự sắp xếp, chỉ định của người khác. Lại có những người có ước mơ, dự định của bản thân nhưng vì ngại khó, ngại khổ nên ngập ngừng, không dám thực hiện những điều đó,… những người này nếu không thay đổi sẽ khó có thể có được thành công trong cuộc sống.

Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta dám nghĩ dám làm, hiểu được giá trị của bản thân và cố gắng hoàn thiện bản thân, vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Giải thích câu tục ngữ Dám nghĩ dám làm mẫu 4

Thực sự trong cuộc sống có biết bao nhiêu điều khó khăn và có cả những thử thách này ta như thấy được cứ mỗi người chúng ta ai cũng có những dự định. Mỗi người chúng ta luôn lại có như hoài bão, kế hoạch, ước mơ… riêng của mình. Nhưng ta cũng phải biết được rằng không phải ai cũng quyết tâm hiện thực hóa những kế hoạch, ước mơ đó được một cách rõ ràng. Và bước đầu tiên ta cũng phải hiểu được rằng chúng ta phải “Dám nghĩ dám làm” thì ước mơ mới đến được và thành công. Còn chỉ có nghĩ mà không dám là thì biết bao giờ mới chạm vào thành công cơ chứ.

Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng thật hay “Dám nghĩ dám làm”. Dễ nhận thấy được chính trong câu tục ngữ trên, trước tiên ta cần phải nắm hiểu rõ cụm từ: “Dám nghĩ là gì? Thực sự chúng ta cũng có thể hiểu ở đây, dám nghĩ là ta có thể chủ động trong suy nghĩ độc lập trong quan điểm. Hay chúng ta cũng có thể như bày tỏ những ý kiến mà mình đã nghĩ tới mà không theo bất kì quan điểm khác tác động lên. Và hơn hết chính là việc chúng ta cũng luôn luôn phải tự chủ suy nghĩ mà mình đã nghĩ tới trong đầu mà người khác không thể nghĩ tới.

Còn nếu như mỗi người chúng ta mà lại “Dám làm là gì?” ở đây có thể hiểu là hành động không chỉ là nhận thức trong suy nghĩ tư tưởng. Và hành động này dường như được hiểu đó chính là dám thực hiện đứng lên hành động một cách tự động không có hề có sự tác động từ bên ngoài. Vậy nên, thực sự ta như thấy được câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm” dường như cũng đã nêu rõ quan điểm đúng đắn và sẽ thực hiện mặc dù có nhiều ý kiến bàn luận vấn đề. Hơn hết đó chính là chúng ta cũng như đã dám thực hiện sáng kiến của riêng mình một cách suy nghĩ hợp lý của riêng mình.

Ở một góc nhìn khác nữa mà chúng ta có thể nhận thấy được đó chính là việc “nghĩ” và “làm” là hai phạm trù khác nhau. Ta như thấy được có lúc chúng ta nghĩ nhiều thứ nhưng chúng ta lại không làm thì thật khó có thể hiện thực hóa ước mơ được.

Câu tục ngữ ngắn gọn trên cho dù chỉ có bốn từ những câu tục ngữ trên áp dụng rất nhiều trong cuộc sống xã hội. Thậm chí, ta như đã thấy được rằng cũng như đã có những bài học sống động được thể hiện qua nhân vật chú Dế Mèn qua “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài cũng đã đi một cuộc hành trình phiêu lưu của mình, chú đã dám nghĩ và quan trọng hơn là dám làm để có được những bài học hoàn thiện bản thân

Thế rồi ta như thấy được chính trong xã hội hay công việc khi người khác đưa ra quan điểm sai lệch mình có thể đứng lên dám đưa ra quan điểm đúng đắn. Hơn nữa ta như thấy được việc thực hiện không bao giờ chịu khuất phục bởi những cái xấu đấu tranh bảo vệ lập trường của mình. Thực sự đó là quan điểm sai lệch không đúng với nhân cách đạo đức con người được suy nghĩ, hành động một cách bồng bột. Ta cũng như phải hiểu được rằng “dám nghĩ dám làm” cũng chính là điều ta cần phải gạt bỏ và hiểu rõ vấn đề.

Nhưng hơn hết, chúng ta cũng cần phải hiểu được rằng việc chúng ta “dám nghĩ dám làm” là sự động viên, đồng thời cũng chính là sự khuyến khích của cha ông ta với những ai dám thực hiện những ước mơ, những hoài bão của mình. “Nghĩ” thì dễ, làm mới là khó. “Nghĩ” thì là một việc không khó, ai ai cũng có thể nghĩ được. “Làm” lại là một việc khác. Nhưng chúng ta cũng cần phải biết được rằng để hiện thực từ lời nói đến hành động, từ suy nghĩ đến việc làm là điều không hề dễ dàng chút nào.

Câu tục ngữ thật đặc sắc, ngắn gọn “Dám nghĩ dám làm” khuyên ta rằng hãy dám đưa ra quan điểm cũng như những ý kiến riêng của mình một cách đúng đắn. Chúng ta dám ước mơ thì quan trọng hơn chúng ta cũng cần phải thực hiện được ước mơ đó chứ không phải nghĩ xong rồi để đó.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu lớp 8: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Hy vọng đây là tài liệu hay cho các em thamn khảo, có thêm nhiều ý tưởng làm bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
9 18.291
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 8 Sách mới

Xem thêm