Giỏ nhà ai quai nhà nấy

Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Giỏ nhà ai quai nhà nấy” dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 7 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 7 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ Giỏ nhà ai quai nhà nấy

a. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ cần giải thích, bàn luận: Giỏ nhà ai quai nhà nấy

b. Thân bài:

- Giải thích nội dung câu tục ngữ:

  • Nghĩa đen: giỏ - quai: hai bộ phận đi liền tạo thành một thể thống nhất của một đồ vật có chức năng đựng, chứa các đồ vật nhỏ hơn, có thể treo lên cao → Chỉ 2 bộ phận có liên kết chặt chẽ với nhau, có sự phù hợp, tương xứng cao về hình dáng, chức năng
  • Nghĩa bóng: chỉ những người có chung dòng máu, cùng huyết thống (bố mẹ và con cái, anh chị em ruột) thì chắc chắn sẽ có sự tương đồng về đặc điểm ngoại hình, tính cách, sở thích
  • Câu tục ngữ dùng để thể hiện sự đánh giá mang tính tích cực, khen ngợi về sự giống nhau của các thành viên trong cùng một gia đình

- Bàn luận:

  • Câu tục ngữ dùng để thể hiện sự đánh giá mang tính tích cực, khen ngợi về sự giống nhau của các thành viên trong cùng một gia đình
  • Câu tục ngữ đem đến niềm vui, sự hạnh phúc cho những người được nghe - vì có sự giống nhau về ngoại hình, tính cách chính là biểu tượng khẳng định sự gắn kết về huyết thống, gần gũi với nhau của những thành viên trong gia đình

- Mở rộng vấn đề:

  • Không phải lúc nào những người trong gia đình cũng bắt buộc phải có ngoại hình, tính cách giống nhau - vì đây là những yếu tố ngẫu nhiên, phát triển theo từng cá thể (gợi ý câu tục ngữ: Cha mẹ sinh con trời sinh tính)
  • Không phải ai cũng thích được khen giống hệt như một người khác, đặc biệt là anh chị em ruột, vì mỗi người là một cá thể riêng, không trùng lặp với người khác
  • Nên lựa chọn đối tượng, xem xét tình huống để đưa ra lời khen cho thích hợp

c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và giá trị thực tiễn của câu tục ngữ Giỏ nhà ai quai nhà nấy.

giỏ nhà ai quai nhà ấy

Giải thích câu tục ngữ Giỏ nhà ai quai nhà nấy

Ta cũng đã biết được rằng trong một gia đình thì những đứa con đều mang được những đặc điểm về diện mạo cũng như một chút tính cách của cha mẹ. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta có rất nhiều câu nói về sự giống nhau này như câu “Giỏ nhà ai quai nhà ấy”. Và câu tục ngữ có thật chỉ dừng lại ở việc nói sự giống nhau của thế hệ sau giống với thế hệ trước hay không? Điều đó cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này.

Trước tiên ta nên hiểu câu tục ngữ “Giỏ nhà ai quai nhà ấy” được hiểu như thế nào.“Giỏ” được nhắc đến trong câu tục ngữ chính là một dụng cụ nhỏ để đựng các đồ vật nhỏ hay thực phẩm rất tiện dụng. Thế rồi còn “quai” lại là một bộ phận của chiếc “giỏ” kia, nó lại có tác cục cầm, nắm, mang, xách… giúp cho việc sử dụng chiếc giỏi thuận lợi hơn. Chắc chắn rằng một chiếc giỏ có kiểu dáng như thế nào, kích cỡ ra sao? Thì lại có được chiếc quai tương xứng chứ không thể nào mà một chiếc giỏ to xách đi chợ mà cái quai lại bé tý không đủ cầm được. Nếu như gia đình nào đan giỏ, hay là làm giỏ thì sẽ đan lát, hoặc làm ra những chiếc “quai” cùng chất liệu, kiểu dáng gắn vào chiếc giỏ đó sẽ như thế nào. Sự lắp ghép mà không tương xứng sẽ gây ra những sự khập khiễng khiến cho chiếc giỏ đó dù đẹp cũng không có giá trị sử dụng.

Trên đây chính là việc chúng ta cắt nghĩa về mặt từ ngữ. Và nếu như cũng ta mà xét về nghĩa bóng thì câu nói lại có ý nghĩa sâu sắc hơn. Câu nói “Giỏ nhà ai quai nhà ấy” thực chất được các cụ đúc kết ra và được ghi lại trong câu tục ngữ ngắn gọn này như để nói về mối quan hệ huyết thống trong gia đình hay dòng tộc. Có lẽ rằng chính con cái được bố mẹ sinh ra sẽ mang dòng máu, huyết thống của bố mẹ.

Trong gia đình thì những đứng con yêu cũng sẽ có những đặc điểm giống bố mẹ. Và nếu như ta biết được rằng, khi một người con không do cha mẹ sinh ra sẽ không có những đặc điểm mang tính khoa học, huyết thống này được. Chính bởi vậy mà, khi chúng ta mà đến thăm một đứa trẻ mới sinh thường hay nói câu “giống bố mẹ như đúc”, rồi những câu nói như “trộm vía, đúng là giỏ nhà ai quai nhà nấy”… và dĩ nhiên là khi mà bạn mà nhận được những lời khen này mà bố mẹ, ông bà nội ngoại đều cảm thấy vui và đặc biệt cũng sẽ thấy thật hạnh phúc vì con cái mang được sinh ra mang những đặc điểm của dòng tộc mình rồi.

Trong cuộc sống người ta không chỉ nói đến câu “Giỏ nhà ai quai nhà ấy” theo nhìn về diện mạo mà có khi cả tính cách cũng được chú ý đến. Ta cũng đã thấy được cũng có rất nhiều trường hợp đó chính là khi cha của họ thật tài giỏi mà đứa con lớn lên cũng thông minh như vậy. Câu nói “Giỏ nhà ai quai nhà ấy” cũng như lại được áp dụng. Bởi bó giỏi như vậy cho nên con cũng sẽ giỏi như thế, đó là lẽ đương nhiên. Và cũng có nhiều gia đình khi bố, mẹ phạm phát người ta lại chỉ luôn con của họ mà có thể đánh giá phẩm chất. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến đứa con của họ. Đứa con sinh ra không cần biết nó như thế nào mà đã quy chụp “lớn lên cũng lại giống bố, mẹ nó thôi”, thật đúng là “Giỏ nhà ai quai nhà ấy”. Điều này thực sự đáng buồn và đáng trách đúng không nào?

Chúng ta cũng nên nhìn ở góc độ rộng mở hơn, nhât là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, câu nói “giỏ nhà ai, quai nhà ấy” dường như cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. Chúng ta không nên nhìn nhận và đánh giá nhân phẩm của con người thông qua một cách nhìn nhận đánh giá về người thân cận với họ một cách tuyệt đối và dẫn đến sự quy chụp không nên. “Giỏ nhà ai quai nhà ấy” sẽ là một câu tục ngữ thật hay và đúng đắn nếu như chúng ta biết nhận biết thực tế cũng như ý thức và hiểu đúng đắn câu này trong cuộc sống.

Nhưng dù sao, ta cũng phải công nhận được rằng để nói về điểm giống nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc, câu tục ngữ đặc sắc và ngắn gọn “giỏ nhà ai, quai nhà ấy” luôn được đánh giá là một câu nói sinh động, bóng bẩy và đầy hình ảnh hay.

----------------------------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy giải thích câu tục ngữ “Giỏ nhà ai quai nhà nấy” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 7 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
5 13.588
Sắp xếp theo

    Lớp 7

    Xem thêm