Em hãy suy nghĩ về tính ích kỷ qua truyện “Câu chuyện về hai hạt lúa”

Văn mẫu lớp 12: Em hãy suy nghĩ về tính ích kỷ qua truyện “Câu chuyện về hai hạt lúa” gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

1. Nghị luận về sự ích kỉ mẫu 1

Mỗi con người chúng ta khi mới sinh ra ai cũng như ai, cùng nằm ở vạch xuất phát nhận thức, chúng ta hoàn toàn bị tác động bởi thế giới khách quan bên ngoài. Dần dần theo thời gian, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà hình thành những tính cách, phẩm chất mang tính cá nhân của mỗi người, ai cũng có tính cách và phẩm chất riêng cho mình và không ai là người hoàn hảo. Tất cả đều cố gắng để trở thành người tốt đẹp, cố gắng loại trừ những thói xấu của mình, một trong những tính xấu mà con người ai cũng nên tránh xa đó chính là sự ích kỷ.

Vậy sự ích kỷ hay nói cách khác là tính ích kỷ là gì mà mọi người nên tránh xa? Có thể hiểu, ích kỷ là một biểu hiện của lối sống tiêu cực, người có tính kỷ là người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, nghĩ đến những lợi ích cho mình, luôn so đo, suy tính cốt làm sao để mình được lợi và không bao giờ suy nghĩ đến người khác. Người có tính ích kỉ không chỉ vì lợi ích của mình quên đi lợi ích của người mà còn sẵn sàng chà đạp, tranh giành cướp lấy lợi ích của người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người có tính ích kỷ biểu hiện rất rõ và cụ thể ngay trong những sự việc nhỏ nhất, ví dụ như không quan tâm đến những người thân trong gia đình, vì mình mà bắt mọi người phải làm theo ý muốn của mình. Trong học tập, người ích kỉ là người luôn e dè, ngại giúp đỡ bạn bè, sợ bạn sẽ hơn mình. Khi được bạn nhờ giải bài tập hay học cùng luôn tìm cách từ chối vì sợ mất thời gian học tập của mình, lại sợ rằng bạn sẽ giỏi hơn mình.

Người ích kỉ là người chỉ biết đến sự giúp đỡ từ người khác mà không khi nào muốn giúp đỡ ai, không muốn giúp đỡ là vì không muốn vướng vào phiền phức, ngại khó, ngại khổ. Trong quá trình làm việc, tính cạnh tranh trong công việc làm lộ rõ bản chất của người ích kỉ, họ chỉ mong nhận công việc nhẹ nhàng, trốn tránh việc khó và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, sẵn sàng chà đạp lên công sức của người khác để biến thành của mình, cốt vì lợi ích của mình. Trong các mối quan hệ xã hội, người ích kỷ luôn có lòng đố kỵ, ganh ghét với những người hơn mình, dù trong hoàn cảnh nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, ví dụ như gặp người bị tai nạn không có ai giúp đỡ nhưng cũng không xuống giúp vì sợ muộn làm, sợ phiền phức. Những người có tính ích kỉ thường sống rất cô lập, bởi ngoài bản thân mình ra họ không quan tâm đến những người xung quanh, đây là một lối sống tiêu cực và có thể gọi là bệnh ích kỷ.

Căn bệnh này rất nguy hại và rất đáng báo động, bởi ích kỷ cũng là bệnh rất dễ mắc phải. Căn bệnh ích kỷ khiến cá nhân con người ngày càng trở nên xấu tính, lòng dạ hẹp hòi và tự mình tách biệt ra khỏi mọi người, sống lâu với căn bệnh ích kỷ sẽ biến con người ta trở nên cô đơn, bị mọi người xung quanh ghét bỏ, xa lánh. Khi họ không quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của người khác, không biết cách cảm thông chia sẻ và giúp đỡ người khác thì đến một ngày, chính họ sẽ là nạn nhân của sự thờ ơ, lãnh đạm đó. Bác sĩ vì đồng tiền trong túi mình mà sẵn sàng thờ ơ mạng sống của bệnh nhân, những quan tham vì tiền mà sẵn sàng tham ô của công, hưởng lợi trên cuộc sống nghèo khổ của nhân dân... Một xã hội ích kỷ là một xã hội suy đồi và xuống cấp, thối nát đạo đức và vô nhân đạo, sẽ chẳng có tình thương nào được hiện diện khi con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Xã hội chỉ toàn người ích kỷ sẽ không có sự đoàn kết, không thể tồn tại và phát triển, đi ngược lại với xu thế phát triển của thế giới.

Sống ích kỷ là một lối sống tiêu cực, ảnh hưởng rất xấu đến nhân cách con người, các mối quan hệ giữa con người với nhau và đặc biệt là sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn căn bệnh ích kỷ này, mỗi cá nhân hãy rèn luyện cho mình khả năng chủ động hòa nhập, sẵn sàng giúp đỡ và cảm thông với người khác.

2. Nghị luận về sự ích kỉ mẫu 2

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi". Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì – nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)

Bài làm

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình này chính là gạt bỏ đi những cái xấu và vun đắp thêm những cái tốt dù là rất nhỏ. Và bài học mà tôi nhận ra được sau khi đọc câu chuyện "Hai cây lúa"- Hạt giống tâm hồn, Tp.HCM, 2004 là về sự ích kĩ cùng với khát khao cống hiến trong lòng mỗi người.

Có người đã từng nói: "Đừng để sự ích kỉ trở thành con rắn độc luồn vào trong tim, ăn mòn lí trí của bạn". Đúng như vậy, sự ích kỉ đem lại rất nhiều tác hại, không chỉ bản thân ta mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh, gia đình, xã hội

Vậy bạn hiểu "ích kỉ là gì? Còn đối với tôi, "ích kỉ" là lối sống lệch lạc, chỉ biết suy nghĩ và hành động cho lợi ích của bản thân mình mà không màng đến lợi ích của người khác. Thậm chí sẵn sàng giẫm đạp lên lợi ích của người khác để đạt được mục đích của mình.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, càng ngày có càng nhiều người sống với suy nghĩ tiêu cực như trên. Nguy hiểm hơn, là trong số họ, chiếm đa số là những người trẻ tuổi – là thành phần nồng cốt trong xã hội.

Câu chuyện hai hạt lúa

Biểu hiện của sự ích kỉ trong lòng mỗi người rất rõ nét. Họ sẽ sống trong tư thế không chịu mở lòng, hành động theo sự toan tính hơn thua với người khác. Nếu thấy cái lợi về mình thì mới làm. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, bào mòn đi tâm hồn và lí trí của ta. Họ luôn sống trong lớp vỏ bọc mà chính mình tạo ra, để rồi phải "chết dần chết mòn" trong đó, như hạt lúa thứ nhất trong câu chuyện trên. Nó vì lợi ích của bản thân, không muốn thân mình phải "tan nát trong đất" như hạt lúa thứ hai nên đã sống trong lớp vỏ bọc của mình. Đến khi sử dụng hết chất dinh dưỡng mà nó có thì đành phải sống trong bóng tối đến suốt quảng đời ngắn ngủi còn lại… Trong cuộc sống của con người cũng vậy, khi tham gia một hoạt động tập thể, trong khi đa số mọi người đều năng nổ, tham gia nhiệt tình thì còn có một bộ phận không ít người chỉ nghĩ đến mình, ngại khó, ngại khổ…

Vậy theo bạn, nguyên nhân nào dẫn đến "hội chứng ích kỉ" trên?. Có nhiều nguyên do một con người trở nên ích kỉ, vị kỉ như vậy, nhưng có lẽ nguyên nhân chính và lớn nhất là nằm ở suy nghĩ và nhận thức của mỗi người. Nhận thức của họ bị sai lệnh, họ nghĩ cho đi là thiệt thòi là sự mất mát… cũng như cây lúa thứ nhất, nó nghĩ rằng "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi". Chính vì suy nghĩ lệnh lạc, sai lầm đó mà dẫn đến những hành động ích kỉ, vị kỉ đáng lên án trong xã hội…

Nó ảnh hưởng rất lớn đến bản thân, gia đình và xã hội. Một người ích kỉ là cho bản thân họ có những hành động và suy nghĩ chỉ hướng đến mình mà sẵn sàng hy sinh lợi ích vốn có của người khác thì dần dần mọi người sẽ xa lánh ta, ta không còn giữ được những mối quan hệ trong xã hội, thậm chí là trong gia đình. Bởi lẽ, không ai muốn giữ "một con rắn độc", sẵn sàng là hại mình bên cạnh. Không chỉ dừng lại ở đó, sự ích kỉ của một người còn làm cho những người khác thiệt thòi, xã hội mất tính công bằng, đoàn kết… Như hạt lúa thứ nhất, nó đã "hy sinh" đi lợi ích – làm mất đi năng suất lao động của chính người đã tạo ra nó, cho nó "cuộc sống" này. Còn sự mất công bằng ở chỗ, trong khi hạt lúa thứ nhất chỉ nằm trong kho, hưởng thụ cuộc sống nhàn hạ thì hạt lúa thứ hai phải "tan mình trong đất", chịu đựng cái khắc nghiệt của môi trường bên ngoài để "từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt"…" mang đến cho đời những hạt lúa mới…."

Trái ngược với hạt lúa thứ nhất – luôn giữ khư khư lợi ích của bản thân, thì hạt lúa thứ hai lại "hào hứng", sẵn sàng hy sinh "cuộc đời" mình để một thế hệ mới ra đời, mở ra cho đời nhiều sự sống tươi đẹp hơn nó..

Nhắc đến khát khao cống hiến, tôi liền nhớ đến bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải:

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

Khát khao cống hiến là không có giới hạn… Dù là hạt lúa hay con người, dù già hay trẻ, dù giàu hay nghèo, dù nam hay nữ…. tất cả đều có thể cống hiến cho đời, cho người… Trong thực tế, sự hy sinh, cống hiến thể hiện rõ nhất ở những cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do dân tộc của những con người dũng cảm, can trường… Họ hy sinh thân mình để đổi lấy hòa bình, đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho thế hệ mai sau… Tất cả họ đều là những con người vĩ đại, là tấm gương kì vĩ mà chúng ta cần học hỏi… Vậy ta nhận được gì khi cống hiến?

Đừng nghĩ cho đi là mất mát, khi cho đi nghĩa là ta đang nhận lại, ta nhận được gì?. Ta nhận được dự yêu mến, kính trọng từ những người xung quanh, ta nhận được sự thanh thản, yên bình trong tâm hồn, trong lí trí của ta sẽ tràn ngập hạnh phúc… Hẳn là vậy, khi cho đi, hạt lúa thứ hai sẽ vô cùng tự hào khi nó đã tạo ra những mần xanh mới, mở ra nhiều cuộc đời mới, như chính những điều mà những "hạt lúa mẹ" đã làm với nó… Nếu trong cuộc đời này, ai ai cũng "hào hứng" cho đi như cây lúa thứ hai thì có lẽ, cuộc đời này sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm hạnh phúc… Nhưng nếu, tất cả những người trong xã hội đều ích kỉ như hạt lúa thứ nhất thì có lẽ cuộc sống này sẽ trở nên khô khan, đầy rẫy những hiểm nguy mà chính những con người ích kỉ gây ra cho nhau.

Vậy để làm mất đi sự ích kỉ và thay vào đó là khát khao được cống hiến thì ta cần phải là những gì? Trước tiên, hãy thay đổi suy nghĩ của bản thân mình theo hướng tích cực bằng cách tích cực tham gia những hoạt động tập thể để nhận ra lợi ích của cống hiến đem lại.

Tuyên truyền, tổ chức các hoạt đông ngoại khóa về chủ đề "ích kỉ" trong xã hội đặc biệt là trong ngành giáo dục. Biết lên án, tố cáo những hành vi nguy hiểm xuất phát từ sự ích kỉ.

Còn đối với tôi, là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường sẽ giữ cho mình suy nghĩ đúng đắn về "sự ích kỉ" như chính những điều mà hôm nay tôi đã nói với các bạn. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường lớp địa phương tổ chức để góp một phần nhỏ bé nào đó giúp cho xã hội ngày càng công bằng tốt đẹp.

3. Nghị luận về sự ích kỉ mẫu 3

"Ích là lợi ích" và "Kỉ là bản thân" là hai câu nói rất đúng, tuy nhiên, khi ích kỉ trở thành thói quen sống, thì đó là một cuộc sống không đẹp. Con người thường đặt quyền lợi cá nhân lên hàng đầu, không quan tâm đến hoàn cảnh của người khác, chỉ biết so sánh để tìm kiếm lợi ích tối đa. Từ đó, suy nghĩ tiêu cực nảy sinh, tạo ra sự đố kỵ và tàn ác. Những người ích kỉ thường chỉ quan tâm đến những thứ có giá trị với họ, trong khi coi thường cuộc sống, người xung quanh và sống đầy căng thẳng và nghi ngờ. Đặc biệt, họ xem lợi ích của mình là trung tâm của mọi giá trị.

Trong một thế giới đầy sự thay đổi và phát triển, cuộc sống trôi qua vô tận và luôn có một sự thật ẩn sau vẻ đẹp của con người yếu đuối và thiếu sức mạnh để vượt qua được những rắc rối của chính mình. Con vi rút độc hại này có thể xuất hiện trong thực phẩm hàng ngày, do những kẻ vô nhân tính chỉ tìm kiếm lợi lộc cá nhân mà không quan tâm đến sức khỏe của người mua. Nó cũng có thể hiện hình khi bạn tự nhận thấy mình đang ghen tỵ và coi thường sự thành công của người khác. Cuối cùng, ích kỉ hiện diện ở khắp mọi nơi và đang trở thành mối đe dọa lớn đẩy lùi sự văn minh của xã hội.

Từ sự ích kỉ là nguyên nhân của mọi tệ nạn, sự hao mòn bản chất, tác động và làm tha hóa con người, chúng ta có thể thấy rõ ràng sự phức tạp của cuộc chiến tâm lý giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Mỗi người trong chúng ta đều phải đối mặt với những quyết định khó khăn khi phải chọn giữa lợi ích cá nhân hoặc lợi ích chung.

Nếu quyết định bước vào con đường mà chỉ ưu tiên quyền lợi của mình về vật chất và tinh thần, phần "con" trong tâm trí sẽ dẫn dắt con người ta rơi vào hố sâu của cái ác, bất chính và bất lương. Ta sẽ đánh mất chính mình và có thể trở thành kẻ trốn tránh trách nhiệm, gây khó khăn cho những người khác.

Hơn thế nữa, sự ích kỉ còn là kẻ giết chết tình thương. Chúng ta không thể sống mà chỉ nhận những tình cảm, quan tâm mà người khác dành cho ta như là điều hiển nhiên. Tình cảm và mối quan hệ không thể bền vững nếu không có sự cố gắng của cả hai bên. Liệu người ta có sẵn lòng giúp đỡ một kẻ không để tâm đến người khác bao giờ? Liệu một kẻ ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho bản thân có xứng đáng với những tấm lòng chân thành kia không?

Tóm lại, đằng sau tất cả những nỗ lực đẩy quyền lợi của bản thân lên trên hết là sự trả giá đau đớn nhất. Ta sẽ mất đi những người mà ta yêu thương, mất đi sự tin tưởng, sự tín nhiệm của tất cả mọi người, trở thành kẻ cô độc trước những tập thể đoàn kết và đau đớn hơn là đánh mất chính bản thân mình.

Ích kỉ không phải là một tính có sẵn. Đây là căn bệnh dễ dàng xâm nhập trong môi trường mà con người thiếu bản lĩnh, ý chí và sự lương thiện. Nó nhanh chóng ăn sâu và bào mòn tinh thần con người. Vì vậy, trước khi bước vào xã hội, mỗi người cần phải trang bị những kỹ năng, biết đâu là tốt, đâu là xấu để tự tin tránh bị lung lay bởi lợi ích tầm thường của bản thân và thúc đẩy sự tốt đẹp hơn trong xã hội.

Chúng ta đang sống trong một xã hội với rất nhiều hy vọng, nơi cô bé Hải An đã không quan tâm đến sự an toàn của bản thân mà sẵn lòng cho đi cặp gấu bông, trao đi ánh sáng cho người khác. Chúng ta đang sống trên mảnh đất mà những người anh hùng Việt Nam đã đổ máu bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những người chưa thực sự tỉnh táo, những kẻ yếu đuối mang trong mình căn bệnh ích kỉ làm mất đi những giá trị cao đẹp.

Tuy nhiên, chúng ta cần cân bằng, giữ cho mình một chút ích kỉ, đừng cho đi quá nhiều nếu không sẽ bị lợi dụng bởi người khác. Hãy sống như mặt trời, mỗi ngày chiếu rọi ánh sáng và hơi ấm cho muôn loài. Hãy sống như đóa hoa, sống hết mình trao hương sắc cho cuộc đời. Chỉ khi đó, con người mới có thể rũ bỏ chất "con" trong tâm thức để tiến gần hơn tới con người tốt đẹp hơn.

4. Nghị luận về sự ích kỉ mẫu 4

Một viên thuốc độc duy nhất có thể tiêu diệt tâm hồn con người bởi vị đắng và khắc nghiệt của sự ích kỉ. Nó được sinh ra từ sự đố kị, ghen ghét và không gian chật hẹp trong trái tim khi ta sống trong một tập thể hay cộng đồng.

Sự ích kỉ có thể hiển hiện ở nhiều mặt, như không muốn chia sẻ vì lo sợ bản thân bị thiệt thòi, hoặc là nhút nhát trước sự xin lỗi của người khác. Tuy nhiên, liệu trong cuộc sống, ai hạnh phúc hơn, ai thành công hơn? Chia sẻ với mọi người có nghĩa là bạn đang cho trái tim mình những tế bào nhân ái mạnh khỏe, còn sự ích kỉ lại khiến cho những điều nhỏ bé nhất cũng đủ để khiến cho tâm hồn già nua. Bởi vì ta đang tách mình ra khỏi mối quan hệ với mọi người, cộng đồng và cảm xúc ấm áp của con người. Ngoài ra, sự ích kỉ cũng là virus đẩy lùi sự phát triển văn minh con người, rõ ràng nhất là hệ lụy của nó - căn bệnh vô cảm.

Chỉ vì sự ích kỉ, tự cho mình quan trọng hơn người khác mà không ít vợ chồng, anh em đã sát hại nhau chỉ vì một câu nói, hành động không hợp ý hoặc vì của cải cha mẹ chia không đồng đều.

Chúng ta cần phản đối những kẻ ích kỉ, tôn vinh lòng tốt của mọi người và giúp đỡ những người đang yếu đuối trước virus này. Cuộc sống chỉ đầy hạnh phúc khi chúng ta đương đầu với sự ích kỉ và chọn cách đối mặt nó. Nếu ta lựa chọn theo sự ích kỉ, chắc chắn sẽ có nhiều oán hờn trong cuộc sống.

5. Nghị luận về sự ích kỉ mẫu 5

"Ích là lợi ích" và "Kỉ là bản thân" - hai câu tưởng như đúng đắn nhưng khi biến thành thói quen sống, chúng trở thành một trở ngại lớn trong cuộc sống của chúng ta. Con người thường đặt quyền lợi cá nhân lên hàng đầu, thường không quan tâm đến hoàn cảnh của người khác, và chúng chỉ xem những người khác như một cơ hội để tối ưu hóa lợi ích của riêng mình. Kết quả, suy nghĩ tiêu cực nảy sinh, tạo nên sự ganh đua và thậm chí thù địch. Những người ích kỉ thường chỉ quan tâm đến những thứ có giá trị đối với họ, trong khi coi thường cuộc sống, xem xét với người xung quanh và sống trong sự căng thẳng và nghi ngờ. Họ thường đặt lợi ích của mình ở trung tâm của mọi giá trị.

Trong một thế giới đầy sự biến đổi và phát triển không ngừng, cuộc sống diễn ra vô tận và luôn có một sự thật ẩn sau vẻ đẹp của con người yếu đuối và thiếu sức mạnh để vượt qua những rắc rối của chính mình. Loài vi rút độc hại này có thể xuất hiện trong thực phẩm hàng ngày, do những kẻ không tôn trọng người khác chỉ tìm kiếm lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến sức khỏe của người mua. Nó cũng có thể nảy sinh khi bạn tự cảm thấy ghen tỵ và coi thường sự thành công của người khác. Cuối cùng, sự ích kỷ hiện diện ở khắp mọi nơi và đang trở thành mối đe dọa lớn đẩy lùi sự văn minh của xã hội.

Từ sự ích kỷ là nguyên nhân của mọi tệ nạn, sự hao mòn bản chất, tác động và làm tha hóa con người, chúng ta có thể thấy rõ ràng sự phức tạp của cuộc chiến tâm lý giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Mỗi người trong chúng ta đều phải đối mặt với những quyết định khó khăn khi phải chọn giữa lợi ích cá nhân hoặc lợi ích chung.

Nếu quyết định bước vào con đường mà chỉ ưu tiên quyền lợi của mình về vật chất và tinh thần, phần "con" trong tâm trí sẽ dẫn dắt con người ta rơi vào hố sâu của cái ác, bất chính và bất lương. Ta sẽ đánh mất chính mình và có thể trở thành kẻ trốn tránh trách nhiệm, gây khó khăn cho những người khác.

Hơn thế nữa, sự ích kỷ còn là kẻ giết chết tình thương. Chúng ta không thể sống mà chỉ nhận những tình cảm, quan tâm mà người khác dành cho ta như là điều hiển nhiên. Tình cảm và mối quan hệ không thể bền vững nếu không có sự cố gắng của cả hai bên. Liệu người ta có sẵn lòng giúp đỡ một kẻ không để tâm đến người khác bao giờ? Liệu một kẻ ích kỷ, chỉ suy nghĩ cho bản thân có xứng đáng với những tấm lòng chân thành kia không?

Tóm lại, đằng sau tất cả những nỗ lực đẩy quyền lợi của bản thân lên trên hết là sự trả giá đau đớn nhất. Ta sẽ mất đi những người mà ta yêu thương, mất đi sự tin tưởng, sự tín nhiệm của tất cả mọi người, trở thành kẻ cô độc trước những tập thể đoàn kết và đau đớn hơn là đánh mất chính bản thân mình.

Ích kỷ không phải là một tính cách vốn có sẵn. Đây là căn bệnh dễ dàng xâm nhập trong môi trường mà con người thiếu lòng kiên nhẫn, ý chí và lòng lương thiện. Nó nhanh chóng ăn sâu và bào mòn tinh thần con người. Vì vậy, trước khi bước vào xã hội, mỗi người cần phải trang bị những kỹ năng, biết đâu là tốt, đâu là xấu để tự tin tránh bị lung lay bởi lợi ích tầm thường của bản thân và thúc đẩy sự tốt đẹp hơn trong xã hội.

Chúng ta đang sống trong một xã hội với rất nhiều hy vọng, nơi cô bé Hải An đã không quan tâm đến sự an toàn của bản thân mà sẵn lòng cho đi cặp gấu bông, trao đi ánh sáng cho người khác. Chúng ta đang sống trên mảnh đất mà những người anh hùng Việt Nam đã đổ máu bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những người chưa thực sự tỉnh táo, những kẻ yếu đuối mang trong mình căn bệnh ích kỷ làm mất đi những giá trị cao đẹp.

Tuy nhiên, chúng ta cần cân bằng, giữ cho mình một chút ích kỷ, đừng cho đi quá nhiều nếu không sẽ bị lợi dụng bởi người khác. Hãy sống như mặt trời, mỗi ngày chiếu rọi ánh sáng và hơi ấm cho muôn loài. Hãy sống như đóa hoa, sống hết mình trao hương sắc cho cuộc đời. Chỉ khi đó, con người mới có thể rũ bỏ chất "con" trong tâm trí để tiến gần hơn tới con người tốt đẹp hơn.

----------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Em hãy suy nghĩ về tính ích kỷ qua truyện “Câu chuyện về hai hạt lúa”. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 12 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 12.

Bài tiếp theo: "Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta và gợi cho ta tình cảm cao quý, không cần tìm nguyên tắc nào để đánh giá nó, đó là một cuốn sách hay"

Đánh giá bài viết
20 31.462
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 12

Xem thêm