Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài 38

Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn tài liệu Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài 38. Tài liệu đã được tổng hợp chi tiết và chính xác sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh giải Hóa 12 một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.

Giải bài tập Hóa học 12 sách bài tập

Bài 7.121, 7.122, 7.123 trang 93 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

7.121. Để phân biệt dung dịch H2S04 đặc, nguội và dung dịch HNO3 đặc, nguội có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Cr.

B. Al

C. Fe.

D. Cu.

7.122. Có hai dung dịch axit là HCl và HNO3 đặc, nguội. Kim loại nào sau đây có thể dùng để nhận biết hai dung dịch axịt trên?

A. Fe

B. Al

C. Cr

D. Cu

7.123. Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. X và Y có thể là

A. đồng và sắt.

B. sắt và đồng.

C. đồng và bạc.

D. bạc và đồng.

Hướng dẫn trả lời:

7.121. D

7.122. D

7.123. B

Bài 7.124, 7.125 trang 94 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

7.124. Cho 9,14 g hợp kim Cu, Mg và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí X và 2,54 g chất rắn Y. Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích khí X (đktc) là

A. 7,84 lít.

B. 5,6 lít

C. 5,8 lít

D. 6,2 lít.

7.125. Cho 19,2 g Cu vào dung dịch loãng chứa 0,4 mol HNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (đktc) thu được là

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít.

C. 4,48 lít.

D. 3,36 lít.

Hướng dẫn trả lời:

7.124. A

7.125. B

7.125. Chọn B

{n_{Cu}} = 0,3\,mol;\,\,\,\,{n_{HN{O_3}}} = 0,4\,mol

3Cu + 8HN{O_3} \to 3Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + 2NO + 4{H_2}O

0,15 0,4 0,1(mol)

⟹ Cu dư

Bài 7.126 trang 94 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hoá sau:

Giải bài tập Hóa học 12 SBT bài 38

Bài 7.127 trang 94 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2S04 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V

Hướng dẫn trả lời:

Số mol các chất và ion như sau: Cu : 0,05 mol, H+ : 0,12 mol, NO3 -: 0,08 mol.

Sử dụng phương trình ion thu gọn, ta có:

3Cu + 8H+ + 2NO3- + 3e → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

H+ phản ứng hết ⟹ nNO = 0,03 (mol).

⟹ VNO = 0,672 (lít)

Bài 7.128 trang 94 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Tính thể tích của dung dịch K2Cr207 0,05M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,06 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 dư.

Hướng dẫn trả lời:

Ta có phương trình phản ứng:

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 3Fe2(SO4)3 + 7H2O

0,01 ← 0,06 (mol)

⟹ VK2Cr2O7 = 0,2 lít = 200 (ml)

Bài 7.129 trang 94 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Tính chất hóa học của Al và Cr:

* Giống nhau: - Đều phản ứng với phi kim, HCl, H2SO4 (l)

- Đều có màng oxit bảo vệ bền trong không khí và thực tế là không phản ứng với nước

- Đều bị thụ động trong HNO3, H2SO4 (đ, nguội)

* Khác nhau: nhôm chỉ có một trạng thái số oxi hóa là +3 còn crom có nhiều trạng thái số oxi hóa, khi phản ứng với HCl, H2SO4 (l) cho hợp chất Al(III) còn Cr(II)

- Nhôm có tính khử mạnh hơn nên nhôm khử được crom(III)oxit.

Bài 7.130 trang 94 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

So sánh tính chất lí, hoá học giữa các hợp chất của crom (III) với các hợp chất của nhôm.

Hướng dẫn trả lời:

- Tính chất lí học:

Hợp chất của Cr (III)

Hợp chất của nhôm

- Cr2O3: chất rắn, màu lục thẫm, không tan

- Cr(OH)3: kết tủa màu lục xám

- Muối Cr(III) hay gặp trong trong phèn crom- kali

CrCl3: màu tím; Cr2(SO4)3: màu hồng

- Al2O3: Chất rắn màu trắng, cứng, không tan trong nước

- Al(OH)3: Kết tủa keo trắng

- Muối nhôm hay gặp trong phèn nhôm

- Tính chất hóa học:

Bài 7.131 trang 94 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Viết phương trình hoá học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hoá sau:

Cr→Cr203 →Cr2(S04)3 → Cr(OH)3 → NaCrO2

Hướng dẫn trả lời:

4Cr{\rm{ }} + {\rm{ 3}}{O_2}\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow 2C{r_2}{O_3}

Cr2O3 + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2O

Cr2(SO4)3 + NaOH → Cr(OH)3 + Na2SO4

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O.

Bài 7.132 trang 94 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Amoni đicromat khi được nung nóng tạo ra crom(III) oxit, nitơ và nước. Viết phương trình hoá học của phản ứng và cho biết nó thuộc loại phản ứng gì?

Hướng dẫn trả lời:

{\left( {N{H_4}} \right)_2}C{r_2}{O_7}\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow C{r_2}{O_3} + {\rm{ }}{N_2} + {\rm{ }}4{H_2}O

Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử.

Bài 7.133 trang 95 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm phải dùng 10,8 gam Al. Xác định thành phần % theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.

Hướng dẫn trả lời:

Chất rắn dư sau phản ứng với kiềm là Fe2O3 ⟹ nFe2O3 = 0,1 mol

Trong phản ứng nhiệt nhôm, chỉ có Fe2O3 và Cr2O3 bị khử. Số mol Al phản ứng là 0,4 mol.

⟹ số mol Cr2O3là: {{{n_{Al}} - 2{n_{F{e_2}{O_3}pu}}} \over 2} = {{0,4 - 0,2} \over 2} = 0,1mol

\to \% {m_{C{r_2}{O_3}}} = {{152.0,1} \over {41,4}}.100 = 36,71\%

----------------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 61
Sắp xếp theo

    Giải SBT Hóa học 12

    Xem thêm