Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

Để học tốt Ngữ văn lớp 11 các bạn học sinh hãy tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng, với nội dung tài liệu đã được VnDoc.com cập nhật sẽ là nguồn thông tin hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11 tham khảo để học tốt hơn môn Ngữ văn.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng

1. Trong Bài ca ngất ngưởng, từ "ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần ? Anh (chị) hãy xác định nghĩa của từ "ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng đó.

Gợi ý trả lời

Trong bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần. Từ “ngất ngưởng” là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ, kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình và khi nghỉ hưu, trở về cuộc sống đời thường.

2. Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh íchị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Gợi ý trả lời

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Nghĩa vua tôi cho Uẹn đạo sơ chung.

Nguyễn Công Trứ coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân, vì nước và tài năng của mình. Do đó, dẫu biết chốn quan trường gò bó, mất tự do song ông vẫn chọn con đường làm quan. Điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.

3. Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng ? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

Gợi ý trả lời

Tìm hiểu cách Nguyễn Công Trứ tự thuật và kể, tự đánh giá bản thân. Giọng điệu tự thuật một lần nữa cho thấy ông sòng phẳng. thẳng thắn và có ý thức rõ ràng về phong cách sống của mình.

Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội, cũng vì đã dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo (“Việt danh nhiệm tâm” [bỏ qua lễ giáo, theo đuổi cái tâm tự nhiên]). Nguyễn Công Trứ tự hào về phong cách, lối sống ngất ngưởng vì: Một mặt, với tư cách là một nhà nho, ông đã nháp thế tích cực, trải qua nhiều cương vị làm quan khác nhau, có mặt nhiều nơi trên đất nước, có những công lao đáng tự hào, mà vẫn giữ đúng nghĩa vua tôi. Nhưng mặt khác, ông lại giữ đuợc bản lĩnh cá nhân, giữ được cá tính. Ngất ngưởng mà Nguyễn Công Trứ nói đến ở đây là một quan niệm sống tích cực.

4. Đọc diễn cảm bài hát nói này. Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

Gợi ý trả lời

Thể hát nói có những nét tự do, nhất là so sánh với thể tho Đường luật. Về số câu, tuy thông thường trong một bài hát nói có 11 câu nhưng ngoại lệ khá nhiều (bài này có 19 câu). Số chữ của mỗi câu cũng không theo quy định cứng nhắc mà khá uyển chuyển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ. Về vần cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhưng bài hát nói không quy định khắt khe về đối.

Cũng không có luật chính thứ quy định chặt chẽ như thể thơ Đường luật. Do tính chất khá tự do nén bài hát nói thích hợp với việc diễn đạt những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, phóng túng như lối sống ngất ngưởng.

Luyện tập

Theo anh (chị), so với Bài cạ phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, tr.50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ?

Gợi ý trả lời

Vẫn là thể thơ hát nói song nội dung và cảm hứng chủ đạo của Bài ca ngất ngưởng và Bài ca phong cảnh Hương Sơn khác nhau nên từ ngữ cũng khác nhau.

Chẳng hạn, trong Bài ca ngất ngưởng có nhiều từ ngữ chỉ địa danh, quan chức, các từ ngữ chỉ sinh hoạt giải trí (ca, tửu, cắc, tùng,...); còn trong Bài ca phong cảnh Hương Sơn có rất nhiều từ ngữ tôn giáo (Bụt, niệm Nam mô Phật, cúng, nghe kinh, chày kình, từ bi, công đức,...).

----------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu Bài ca ngất ngưởngđọc lại bài thơ Bài ca ngất ngưởng mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Đánh giá bài viết
1 475
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Ngữ văn 11

    Xem thêm