Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, với nội dung tài liệu bao gồm những gợi ý giải bài tập Ngữ văn một cách hay và chính xác sẽ giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn lớp 11. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Luyện tập

1. Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

Gợi ý trả lời

Trong hai câu thơ của Nguyễn Khuyến, không có từ nào là từ mới. Các từ đều quen thuộc với mọi cá nhân trong cộng đồng người Việt. Nhưng có từ thôi thứ hai được nhà thơ dùng với nghĩa mới. Thôi vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (nó thôi học, hoặc thôi ăn, thôi làm), ở đây Nguyễn Khuyến dùng từ thôi (thứ hai) trong bài thơ với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Đó là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi, thuộc về lời nói của cá nhân Nguyễn Khuyến.

2. Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào? Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. (Hồ Xuân Hương, Tự tình- bài II).

Gợi ý trả lời

Hai câu thơ dùng toàn các từ ngữ quen thuộc với mọi người, nhưng sự phối hợp của chúng, trật tự sắp xếp của chúng thật khác thường, là cách sắp đặt của riêng Hồ Xuân Hương:

- Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đều sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại (từng đám, mấy hòn).

- Các câu đều sắp xếp bộ phận vị ngữ (động từ + thành phần phụ: xiên ngang - mặt đất, đâm toạc - chân mây) đi trước bộ phận chủ ngữ (rêu trong đám, đá mấy hòn). Sự sắp xếp đó là cách phối hợp riêng của tác giả để tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm các hình tượng thơ.

3. Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

Gợi ý trả lời

Quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân là quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Trong hiện thực, có nhiều hiện tượng cũng có mối quan hệ tương tự như vậy.

Ví dụ:

- Quan hệ giữa giống loài (chung) và từng cá thể động vật. Mỗi cá thể động vật, chẳng hạn một con cá cụ thể, là sự hiện thực hoá của loài cá, đồng thời mỗi con cá có thể có những nét riêng (về kích thước, về màu sắc,...) so với những đặc trưng chung của loài cá.

-Quan hệ giữa một mô hình thiết kế chung với một sản phẩm cụ thể được tạo ra, chẳng hạn một kiểu áo sơ mi, là cơ sở chung để may ra những cái áo cụ thể (có thể khác biệt nhau về chất liệu vải, về màu sắc,...)

4. Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa "mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực" (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du (trong Truyện Kiều) đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ nách như thế nào ? Nách tường bông liễu bay sang láng giềng. Gợi ý trả lời Trong câu thơ của Nguyễn Du, nách chỉ góc tường. Nguyễn Du đã chuyển nghĩa cho từ nách từ nghĩa chỉ vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc. Đây là nghĩa chuyển, chỉ có trong lời thơ của Nguyễn Du, nhưng nó được tạo ra theo phương thức chuyển nghĩa chung của tiếng Việt phương thức ẩn dụ (tức dựa vào quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được gọi tên).

5. Trong những câu thơ sau, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ như thế nào ? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời thơ của mỗi người.

- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình - bài II)

- Cành xuân đã bẻ cho người chuyền tay.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

- Chén quỳnh tương ăm đp bầu xuân.

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

- Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

Từ xuân trong ngôn ngữ chung đã được các tác giả dùng với nghĩa riêng:

- Trong câu thơ của Hồ Xuân Hương, xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

- Trong câu thơ của Nguyễn Du, xuân trong cảnh xuân để chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi.

- Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, xuân trong bầu xuân chỉ chất men say nóng của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè.

- Trong câu thơ của Hồ Chí Minh, từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa đầu tiên trong năm, từ xuân thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.

6. Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo như thế I ào khi sử dụng?

а) Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

(Huy Cận, Hoàn thuyền đánh cá)

b) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,

Mặt trời chân lí chói qua tim.

(Tố Hữu, Từ ấy)

c) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Gợi ý trả lời

Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả sử dụng theo những cách khác nhau, tạo nên nhưng ý nghĩa riêng, khác nhau:

a) Trong câu thơ của Huy Cận, mặt trời dùng với nghĩa gốc (chỉ một thiên thể trong vũ trụ), nhưng dùng theo phép nhân hoá nên có thể xuống biển (hoạt động như người).

b) Trong câu thơ của Tố Hữu, từ mặt trời chỉ lí tưởng cách mạng.

c) Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, từ mặt trời đầu dùng với nghĩa gốc, từ mặt trời thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con.

----------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Đánh giá bài viết
1 1.652
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Ngữ văn 11

    Xem thêm