Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Hoán Dụ

Giải bài tập Ngữ văn bài 24: Hoán Dụ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Hoán Dụ dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Hoán Dụ

I. Kiến thức cơ bản

• Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

• Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:

- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;

- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

II. Tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Hoán dụ là gì?

* Trong câu thơ:

Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

(Tố Hữu)

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Hoán Dụ

2. Các kiểu hoán dụ

a)

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

Bàn tay là bộ phận của cơ thể con người → để chỉ sức lao động, sức sáng tạo.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

+ Một, ba là số lượng cụ thể

+ Mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

(Tố Hữu)

+ Đổ máu là hình ảnh nói về sự tàn khốc, dữ dội của chiến tranh.

+ Lấy dấu hiệu của sự vật (đặc điểm, tính chất) để gọi sự vật.

3. Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể:

Một tay gây dựng cơ đồ

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.

(Nguyễn Du)

Rất đẹp hình ảnh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo.

(Tố Hữu)

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

(Nguyễn Du)

III. Hướng dẫn luyện tập.

Câu 1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau, và cho biết quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?

a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

(Hồ Chí Minh)

- Làng xóm ta dùng để chỉ cuộc sống của người nông dân, kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

- Đói rách dùng để chỉ cuộc sống cơ cực vất vả, Nhộn nhịp dùng để chỉ cuộc sống ấm no hạnh phúc.

b)

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

(Hồ Chí Minh)

Lợi ích mười năm, trăm năm dùng theo nghĩa chỉ lượng, kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.

c)

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

- Áo chàm dùng để chỉ đồng bào miền núi, kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.

(Tố Hữu)

- Trái đất dùng để chỉ nhân loại, kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 2. Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.

a) So sánh

+ Giống nhau

Cả hai biện pháp đều lấy tên gọi của sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác.

+ Khác nhau - Ấn dụ dựa mối quan hệ tương đồng.

- Hoán dụ trên cơ sở mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

b) Ví dụ

Cầu cong như cái lược ngà

Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.

(Huy Cận)

Mái tóc có đặc điểm: Mềm mại, thướt tha, vì vậy có thể dùng làm ẩn dụ để nói về dòng sông.

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

Xuân Lan, thu cúc, mặn mà cả hai.

(Nguyễn Du)

Câu thơ nói về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Ngày xưa những phụ nữ khuê các thường hay bận y phục màu hồng. Y phục màu hồng đã trở thành đặc trưng của phụ nữ, tác giả đã dùng bóng hồng để hoán dụ chỉ người con gái.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Lượm

Đánh giá bài viết
12 4.294
Sắp xếp theo

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm