Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 1: Liên kết trong văn bản

Giải bài tập Ngữ văn bài 1: Liên kết trong văn bản

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 1: Liên kết trong văn bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 1 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Liên kết trong văn bản

I. Kiến thức cơ bản

- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho căn bản trở nên có nghĩa dễ hiểu.

- Phương tiện liên kết: Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói), phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu...) thích hợp.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Tính liên kết

a) Nếu bố En-ri-cô chỉ viết một đoạn văn như ví dụ (a) trong sách giáo khoa thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố muốn nói.

b) Lí do mà En-ri-cô không hiểu ý bố là vì: Câu văn có nội dung chưa thật rõ ràng; thứ hai vì giữa các câu chưa có sự liên kết; muốn cho đoạn văn hiểu được thì phải có tính liên kết.

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a) Đoạn văn (a) vì chưa thể hiện thái độ của người bố, cho nên En-ri-cô chưa hiểu được ý bố.

b) Đoạn văn (b) thiếu sự kết nối giữa các ý, thiếu sự gắn bó chặt chẽ.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Dưới đây là đoạn văn tường thuật lại buổi khai giảng năm học. Theo em, đoạn văn có tính liên kết không? Hãy bổ sung các ý để đoạn văn có tính liên kết.

- Nhận xét: Các câu trong đoạn văn sắp xếp không hợp lí, vì vậy các ý không liên kết với nhau được không có sự liên kết về mặt nội dung.

- Để đoạn văn có tính liên kết chúng ta nên sắp xếp theo trình tự như sau:

Câu 1 → Câu 4 → Câu 2 → Câu 5 → Câu 3

Câu 2. Các câu dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?

- Chưa có tính liên kết

- Vì phi lô gíc về mặt nội dung:

+ Ở câu một, tác giả viết về thời quá khứ “Lúc người còn sống tôi lên mười”. Có nghĩa là hiện tại người mẹ của nhân vật tôi đã mất. Thế nhưng ở cầu hai, ba bốn chuyển qua thời hiện tại người mẹ đó vẫn còn sống.

+ Thứ nữa, nội dung của các câu không ăn nhập gì với nhau theo kiểu “Ông Châu bà Chuộc”.

Câu 3. Điền những từ ngữ thích hợp vào ô trống trong đoạn văn để các câu liên kết chặt chẽ với nhau.

Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ơi mong tìm lại được hình bóng của bà, và nhớ lại ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào cây có quả bà sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế là bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

Câu 4. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con”.

Có người nhận xét: Sự liên kết giữa hai câu trên dường như không chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản “Cổng trường mở ra”. Em hãy giải thích tại sao?

- Về mặt nội dung và hình thức hai câu này có vẻ rời rạc không có sự liên kết, câu một nói về mẹ, câu hai nói về con.

- Nhưng ở câu thứ ba, “Mẹ sẽ đưa con đến trường”, cả hai từ mẹ và con đã liên kết hai câu trên thành một thể thống nhất, vì vậy chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản.

Câu 5. Chuyện “Cây tre trăm đốt” giúp em hiểu được thêm điều gì về vai trò liên kết trong văn bản.

- Có đủ trăm đốt tre rất đẹp nhưng chưa thể làm nên được cây tre, nhờ có phép thần của Bụt các đốt tre mới nối kết được với nhau làm thành cây tre kì lạ.

- Văn bản cũng vậy, có đủ các câu, các đoạn văn nhưng nếu giữa chúng không có sự liên kết về nội dung và hình thức thì không thể nào thành văn bản.

Đó là một sự liên tưởng rất lí thú.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 1 Từ ghép

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 1: Mẹ tôi

Đánh giá bài viết
23 2.736
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm