Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 18: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Giải bài tập Ngữ văn bài 18: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 18: Tìm hiểu chung về văn nghị luận là tài liệu văn lớp 7 được VnDoc sưu tầm giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các bạn tham khảo.

Tìm hiểu chung về văn nghị luận

I. Kiến thức cơ bản

- Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu trên báo chí...

- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó, muốn thế văn nghị luận phải có quan điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

- Những tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Nhu cầu nghị luận

a) Trong đời sống, các vấn đề là câu hỏi như dưới đây chúng ta vẫn gặp thường xuyên:

- Vì sao con người cần có bạn bè?

- Theo em, như thế nào là sống đẹp?

- Trẻ em hút thuốc lá tốt hay xấu?

b) Gặp các vấn đề là loại câu hỏi đó, ta không thể trả lời bằng kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm mà phải trả lời bằng lí lẽ, lập luận để thuyết phục người nghe, đó là căn nghị luận.

c) Để trả lời những câu hỏi như vậy, hàng ngày trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta vẫn thường gặp kiểu văn bản này:

- Làm thế nào để chống tham nhũng.

- Bóng đá Việt Nam tiến lên chuyên nghiệp hay nên nghiệp dư.

- Nghĩa thầy trò trong thời đại mới.

- Cách giải quyết nạn ùn tắc giao thông..

- Trường chuyên lớp chọn tốt hay xấu.

- Cấu trúc đô thị mới.

Như vậy, văn nghị luận là loại văn có mặt thường xuyên trong cuộc sống và ở tất cả các lĩnh vực.

2. Thế nào là văn nghị luận?

a) Bác Hồ viết văn bản này nhằm mục đích động viên, kêu gọi nhân dân chống nạn thất học. Để thực hiện mục đích ấy bài viết đã nêu ra ý kiến: Làm thế nào để chống nạn thất học. Ý kiến đó đã được diễn đạt thành những luận điểm sau:

- Chính sách ngu dân của thực dân Pháp.

- “Công việc phải thực hiện cấp tốc là nâng cao dân trí”.

- “Để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà trước hết là phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.”

b) Để ý kiến có sức thuyết phục bài viết đã nêu ra những lí lẽ sau:

- Chính sách ngu dân của thực dân Pháp dẫn đến hậu quả thất học của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám.

- Nâng cao dân trí là công việc cấp tốc lúc này.

- Học chữ Quốc ngữ là điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

- Những cách thức học chữ Quốc ngữ.

- Yêu cầu đối với nữ giới.

c) Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn bản kể chuyện, miêu tả, biểu cảm. Vì đây là văn bản nghị luận nhằm xác lập cho người nghe tư tưởng, quan điểm do đó cần phải có lí lẽ, lập luận.

III. Hướng dẫn luyện tập

Đọc văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” và trả lời câu hỏi.

Câu 1. Đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?

- Đây là một văn bản nghị luận.

- Chúng ta căn cứ vào: Nhan đề, mục đích viết và lí lẽ trong bài để xác định.

Câu 2. Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả đã nêu ra lí lẽ và dẫn chứng nào?

+ Tác giả đã đề xuất ý kiến về việc cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

+ Những câu văn thể hiện ý kiến đó là:

- “Có thói quen tốt và thói quen xấu”.

- “Thói quen này thành tệ nạn”.

- “Tạo được thói quen tốt rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.

+ Để thuyết phục người đọc tác giả đã nêu ra lí lẽ là dẫn chứng sau:

Li lẽ:

- Thói quen tốt trong đời sống.

- Những thói quen xấu và tác hại của nó.

- Thói quen xấu dẫn đến tệ nạn.

- Hậu quả của những tệ nạn.

Dẫn chứng:

- Hút thuốc lá hay cáu giận, hay gạt tàn bừa bãi. Dẫn chứng thói quen khác vứt rác bừa bãi: Vỏ chuối, mảnh chai - đó là những dẫn chứng rất tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

Câu 3. Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao?

+ Bài văn nghị luận này đã hướng tới nhằm giải quyết vấn đề có thực trong đời sống. Đó là một vấn đề nhức nhối đang trở thành một tệ nạn nan giải ở các đô thị hiện nay.

+ Một vấn đề đúng và ý kiến xây dựng phân tích hay như thế tất nhiên là được tán thành của đông đảo bạn đọc.

+ Bởi lẽ có giải quyết được tệ nạn vứt rác bừa bãi, tuỳ tiện ở nơi công cộng chúng ta mới có thể tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 4. Hãy tìm hiểu bố cục của bài văn.

Bố cục gồm 3 phần:

+ Mở bài (Câu đầu tiên): Nêu vấn đề, thói quen trong xã hội.

+ Thân bài (Từ Hút thuốc lá đến rất nguy hiểm): Tác hại của những thói quen xấu.

+ Kết bài (Phần còn lại): Ý thức của mọi người.

Câu 5, Sưu tầm đoạn văn nghị luận.

Đoạn văn, bài văn tham khảo.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 18: Chương trình địa phương

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Đánh giá bài viết
1 201
Sắp xếp theo

Học tốt Ngữ Văn 7

Xem thêm