Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Bài 20: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

I. Kiến thức cơ bản

• Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng, quan điểm của người viết.

• Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính chất khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Lập luận trong đời sống

Câu 1. Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.

+ Luận cứ – kết luận

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

+ Luận cứ và kết luận có thể thay đổi vị trí cho nhau, cả ba ví dụ trên ta đều có thể đảo ngược vị trí giữa luận cứ và kết luận.

Câu 2. Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau:

a) Em rất yêu trường em vì nơi đó đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm ngọt ngào.

b) Nói dối rất có hại, vì vậy chúng ta không nên nói dối.

c) Học nhiều quá rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d) Muốn nên người, trẻ em cần phải biết nghe lời cha mẹ.

e) Đi tham quan được biết rất nhiều cảnh đẹp vì vậy em rất thích đi tham quan.

Câu 3. Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói.

a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm phải đi làm một việc gì đó thôi.

b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá phải học cật lực lên thôi.

c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe cần phải sửa ngay.

d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó cần phải gương mẫu.

e) Cậu này ham đá bóng thật nên vào trường năng khiếu thể dục thể thao đi.

2. Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1. So sánh một số lập luận

Lập luận trong đời sống

a) Chúng ta không đi chơi công viên nữa.

b) Em rất thích đọc sách

c) Đi ăn kem đi

=> Luận điểm không có tính khái quát, có ý nghĩa với từng cá nhân.

Lập luận trong văn nghị luận

a) Chống nạn thất học

b) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

c) Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội

=> Luận điểm có tính khái quát, có ý nghĩa với toàn xã hội.

Câu 2. Lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”. Sách là người bạn lớn của con người.

+ Sách đem đến cho chúng ta hiểu biết về tự nhiên, xã hội.

+ Sách giúp ta lớn lên về mặt tâm hồn.

+ Sách giúp ta hiểu và cảm thông nỗi khổ đau của người khác.

+ Sách giúp ta làm vơi đi nỗi khổ đau của chính mình.

Câu 4. Rút ra kết luận cho truyện “Thầy bói xem voi” và “Ếch ngồi đáy giếng”.

a) Thầy bói xem voi

Truyện Thầy bói xem voi chủ yếu nói về phương pháp nhận thức. Muốn nhận thức đúng đắn sự vật hiện tượng, phải xem xét kĩ lưỡng và toàn diện rồi mới đưa ra nhận xét của mình, nếu không sẽ dẫn đến những sai lầm hết sức ngớ ngẩn.

b) Ếch ngồi đáy giếng

Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang, khuyên người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo vì sớm muộn căn bệnh này cũng làm hại họ.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Câu đặc biệt

Đánh giá bài viết
1 153
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm