Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 9: Từ đồng nghĩa

Giải bài tập Ngữ văn bài 9: Từ đồng nghĩa

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 9: Từ đồng nghĩa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 1 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Từ đồng nghĩa

I. Kiến thức cơ bản

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

- Các loại từ đồng nghĩa: Có hai loại đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).

- Sử dụng từ đồng nghĩa cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Từ đồng nghĩa

Câu 1. Từ đồng nghĩa với từ rọi; chiếu, soi.

Câu 2. Từ đồng nghĩa với từ trông: Có nhiều nghĩa:

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 9: Từ đồng nghĩa

2. Các loại từ đồng nghĩa

Câu 1. So sánh nghĩa của từ “quả” và nghĩa của từ “trái”

- Quả mơ chua và trái xoài xanh → hai từ này có nghĩa hoàn toàn giống nhau. Từ quả: là từ toàn dân. Từ trái: là từ địa phương (Nam Bộ).

- Hai từ này có thể hoán đổi vị trí cho nhau.

Câu 2. Nhận xét nghĩa của hai từ: "bỏ mạng" và "hi sinh".

- Giống nhau: Nói về cái chết của con người

- Khác nhau:

+ Bỏ mạng: Cái chết vô ích, mang sắc thái coi thường, khinh bỉ

+ Hi sinh: Cái chết cao đẹp, vì lí tưởng, mang sắc thái kính trọng

3. Sử dụng từ đồng nghĩa

Câu 1. Thay thế các từ đồng nghĩa “quả” và “trái”, “bỏ mạng” là “hi sinh” vào các vị trí hoán đổi, ta nhận thấy:

- Từ quả và trái hoàn toàn hoán đổi vị trí không làm thay đổi nội dung và sắc thái biểu cảm:

+ Đem về nấu trái mơ chua trên rừng

+ Con chim xanh ăn quả xoài xanh

- Từ bỏ mạnghi sinh không thể hoán đổi được vị trí cho nhau vì sự thay đổi sẽ làm cho câu văn thay đổi về sắc thái ý nghĩa và không đúng với nội dung hiện thực.

- Nhận xét: Không phải từ đồng nghĩa nào cũng thay thế được cho nhau, phải phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

Câu 2. Đoạn trích trong “Chinh phụ ngâm” lấy tiêu đề là “Sau phút chia li”: mà không phải là “Sau phút chia tay” là gì:

- Sau phút chia tay: Cảm giác bình thường, không thể hiện sắc thái biểu cảm.

- Sau phút chia li: Từ Hán Việt tạo nên sự trang trọng, biểu hiện sự đau đớn và nỗi sầu chất chứa trong lòng kẻ ở người đi.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau:

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 9: Từ đồng nghĩa

Câu 3. Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân.

Các từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân:

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 9: Từ đồng nghĩa

Câu 5. Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa sau đây:

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 9: Từ đồng nghĩa

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Qua đèo ngang

Đánh giá bài viết
14 2.141
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm