Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 20: Tức cảnh Pác Bó

Giải bài tập Ngữ văn bài 20: Tức cảnh Pác Bó

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 20: Tức cảnh Pác Bó được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Tức cảnh Pác Bó

Hồ Chí Minh

I. Kiến thức cơ bả.

- Về hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2/1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: Ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung (thuộc huyện Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng); thường ăn cháo ngô măng rừng thay cơm, bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang (được Người đặt tên là suối Lê-nin).

- Về bài thơ: Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt, bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

+ Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ), đường luật.

+ Những bài thơ cùng thể loại này mà ta đã học: Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Hồi hương ngân thư của Hạ Tư Chương, Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch.

Câu 2. Nhận xét chung về giọng điệu của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?

+ Giọng điệu bài thơ: Bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh. Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước.

+ Cảnh sống và tinh thần của Bác:

- Cảnh sống:

Sáng ra bờ suối, tối nào hang,

• Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.

• Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: Sáng ra – tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: Suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.

- Ăn uống:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

• Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.

• Cháo bẹ (cháo ngô) rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: Cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: Dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.

- Tinh thần làm việc:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

• “Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.

• Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.

- Cuộc sống gian khổ thật là sang

Cuộc đời cách mạng thật là sang

• Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?

Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước.

• Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.

Câu 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyên” trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và Bác Hồ có gì giống nhau và khác nhau?

Sự giống nhau và khác nhau giữa thủ lâm tuyền của Nguyễn Trãi và Bác Hồ

+ Giống nhau: Cảnh sống của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn

Côn Sơn nước chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.

(Côn Sơn ca)

Cả Nguyễn Trãi và Bác Hồ thể hiện sự gắn bó chan hoà với thiên nhiên, với phong cách sống ung dung tự tại, coi thường cuộc sống vật chất, chú trọng sự cao sang về đời sống tinh thần.

+ Khác nhau:

- Nguyễn Trãi tìm về thú lâm tuyền là vì cuộc đời nhiễu nhương từ bỏ công danh phú quý, lánh đục về trong để giữ mình cho trong sạch, nhưng quay lưng lại với cõi đời dơ bẩn – là một ẩn sĩ.

- Bác về tìm đến chốn lâm tuyền là để hoạt động cách mạng tìm cách cứu dân tộc cứu đất nước ra khỏi vòng nô lệ lầm than – Bác là một chiến sĩ.

III. Tư liệu tham khảo

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Nhịp sống hằng ngày đã thành nề nếp. “Sáng ra”..., “tối vào”... Buổi sáng ra bờ suối để làm việc, tối vào hang để nghỉ ngơi. Câu thơ đầu ngắt nhịp ở giữa: Sáng ra bờ suối/ tối vào hang tạo thành hai vế sóng đôi, câu thơ đối giữa thời gian (sáng và tối) và hai khoảng không gian (bờ suối và hang đá). Một nhịp sống đã thành quen thuộc, nề nếp, vừa ung dung thanh thản, vừa hoà hợp nhịp nhàng với thiên nhiên núi rừng Pác Bó. Câu thơ mở đầu này thật thoải mái, tự nhiên.

Tôi đã về Pác Bó, không có tấm đá nào như bàn cả. Chỉ có tấm lòng vững như bàn thạch của người cách mạng đã nhìn đá ra bàn. Tình thế trong nước, trên thế giới lúc ấy khá chông chênh. Những chông chênh gì thì chông chênh, dựa trên tình hình cách mạng lúc ấy, tấm lòng cách mạng lúc ấy, Bác vẫn tiến hành sáng tạo ra lịch sử. Dịch chỉ là một chữ khiêm tốn của Bác đấy thôi, Bác đâu chỉ có dịch, Bác đang viết sử Việt Nam, cả sử thế giới bằng lục bát dân tộc. Và Bác đang tổ chức, lãnh đạo phong trào, sáng tạo nên lịch sử Việt Nam. Chữ dịch ngoài ra còn nói lên sự gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế của Bác:

Cuộc đời cách mạng thật là sang. Lần này thì không phải thế, lần này là cái cười hơi triết lí một chút, của một người đã từng chứng kiến tất cả những cái sang trọng giàu có nhất trên đời, lẫn những cái cùng cực nhất trên đời. Và bây giờ với tấm lòng từng trải nên bao dung đó, đánh giá sự vật. Ông chủ báo Người cùng khổ cũng là người đã từng sống trong khách sạn vương giả nhất châu Âu. Cuộc đời cách mạng thật là sang như thế là so với tất cả cuộc đời khác mà Bác đã từng chứng kiến, hay từng sống.

(Theo Chế Lan Viên, trong Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1979)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Quê hương

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 20: Câu cầu khiến

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Ôn tập về văn bản thuyết minh

Đánh giá bài viết
3 2.712
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm