Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 24: Nước Đại Việt ta

Giải bài tập Ngữ văn bài 24: Nước Đại Việt ta

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 24: Nước Đại Việt ta được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Nước Đại Việt ta

I. Kiến thức cơ bản

• Cáo là một thể văn nghị luận cổ, được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả, một sự nghiệp để mọi người cùng biết.

Cáo phần nhiều được viết bằng căn biền ngẫu, là thể căn có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ mạnh lạc. Kết cấu gồm có bốn phần.

• Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo, có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (1428) sau khi quân ta đại thắng quân Minh buộc Vương Thông phải giảng hoà rút quân về nước.

Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích "Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Đoạn trích thuộc phần mở đầu nêu lên tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

+ Đoạn trích làm tiền đề cho toàn bài, nội dung của tiền đề đó là: Khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt, quốc gia ấy có văn hiến, có lãnh thổ, có phong tục tập quán riêng.

+ Khi nêu tiền đề đó tác giả đã khẳng định những chân lí sau:

- Chân lí về chính nghĩa: Nhân nghĩa cốt ở yên dân.

- Chân lí về chủ quyền lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia.

- Chân lí về phong tục tập quán: Phong tục Bắc Nam cũng khác.

- Chân lí sự bình đẳng giữa các triều đại phương Nam và phương Bắc: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

- Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Câu 2. Qua hai câu đầu tiên, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

+ Nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Ở đây tác giả đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân, vì dân, cho dân.

+ Người dân mà tác giả nói tới là những người dân đen con đỏ, tầng lớp đông đảo nhất của xã hội. Những người dân chân lấm tay bùn, một nắng hai sương suốt đời chỉ biết làm ăn toan lo nghèo khó.

+ Kẻ bạo ngược mà tác giả muốn nói tới ở đây là những kẻ đi ngược lại quyền lợi đất nước, của nhân dân, hà hiếp, áp bức dân lành nói chung. Nhưng chủ yếu là bọn giặc Minh tham tàn, bạo ngược.

Câu 3. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đưa ra những yếu tố nào? So sánh với Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. Những yếu tố tác giả đưa ra để khẳng định quyền độc lập dân tộc:

+ Nền văn hiến lâu đời: Đó là truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp, tất cả những giá trị vật chất và tinh thần mà cha ông ta đã sáng tạo ra trong suốt bốn ngàn năm lịch sử. (yếu tố mới)

+ Chủ quyền lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia nghĩa là đã được phân định một cách rõ ràng, nước nào có biên cương lãnh thổ nước đó, theo cách nói của Lý Thường Kiệt “rành rành định phận tại sách trời”.

+ Phong tục tập quán: Một trong những yếu tố quan trọng thể hiện quyền độc lập của một dân tộc. Cùng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nhưng Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên có phong tục tập quán riêng, trải qua bao nhiêu năm đô hộ nhưng đất nước chúng ta vẫn giữ được bản sắc riêng của mình, bản lĩnh sống của dân tộc. (yếu tố mới)

+ Chính quyền nhà nước: Đó là yếu tố hàng đầu để khẳng định quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi nêu lên các triều đại Đinh, Lý, Trần và đặt ngang hàng bình đẳng với các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc thể hiện niềm tự hào sâu sắc về dân tộc.

+ Đại diện tiêu biểu: Anh hùng hào kiệt, những người con ưu tú làm rạng danh cho dân tộc, cho đất nước. (yếu tố mới)

Câu 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng?

Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:

+ Câu văn biền ngẫu: Đoạn trích có 8 cặp câu biền ngẫu, lối văn biền ngẫu này tạo nên sự đảng đối cân xứng làm cho câu văn có âm điệu nhịp nhàng gần giống với thơ: Ví dụ:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

…..

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

+ Biện pháp liệt kê: Tới ba lần biện pháp liệt kê được sử dụng.

- Liệt kê các triều Đinh, Lý, Trần – Hán, Đường, Tống, Nguyên.

- Liệt kê các tướng giặc bại trận: Lưu Cung, Toa Đô, Ô Mã...

- Liệt kê các địa danh: Hàm Tử, Bạch Đằng...

Tác dụng: Tạo ấn tượng về sự phong phú.

Câu 5. Sức thuyết phục của văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là hết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên hãy chứng minh.

+ Lí lẽ: Đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn, phần lí lẽ được thực hiện ở hai câu đầu tiên:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Những kẻ đi ngược chân lí đó là những kẻ tham tàn, bạo ngược tất yếu sẽ bị trừng trị đích đáng.

+ Thực tiễn: Để chứng minh chân lí ấy Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng xác thực bằng cả lịch sử phát triển của nước Đại Việt, bằng sự thất bại của những kẻ bạo tàn.

Lưu Cùng tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Toa Đô, Ô Mã những tướng của quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta kẻ bị bắt sống kẻ bị giết giữa trận chiến.

Câu 6. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 24: Nước Đại Việt ta

III. Hướng dẫn luyện tập

Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta (xem lại câu 3).

IV. Tư liệu tham khảo

Bình Ngô đại cáo là áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta, là bản anh hùng ca thể văn biền ngẫu, nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, kể tội quân xâm lược, ngợi ca anh hùng, hào kiệt và võ công trừ bạo của dân tộc ta. Bài Đại cáo còn là khúc trữ tình thiết tha trước nỗi đau mất nước, chứa chan niềm tự hào và niềm vui chiến thắng.

Mở đầu bài cáo, tác giả tuyên bố ngay lập trường chính nghĩa của mình:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Hai câu này có ý nghĩa là: Việc nhân nghĩa cốt làm cho dân được yên, mà muốn cho dân yên thì trước hết phải lo tiêu diệt quân tàn bạo. Tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam. Cho nên tiếp theo bài cáo nhắc lại truyền thống “Yên dân trừ bạo” của các triều đại: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, đời nào cũng có hào kiệt đứng lên trừ bạo để yên dân. Kết quả là Lưu Cùng đời Hán thất bại, Triệu Tiết đời Tống tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã đời Nguyên kẻ bị giết người bị bắt. Đáng chú ý ở đoạn này là ngay từ đầu Nguyễn Trãi khẳng định đó là truyền thống văn hoá Đại Việt là quốc hiệu nước ta có từ thời Lý, Trần. Đời nhà Đinh đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt cũng theo tinh thần đó. Đồng thời ông cũng khẳng định mỗi bên xưng đến một phương đối chọn với Bắc Đế, nối tiếp truyền thống của Lý Nam Đế, Lý Thường Kiệt thời trước. Như vậy, bài Đại cáo mở đầu không chỉ với tư tưởng nhân nghĩa mà còn với tư thế của một quốc gia có chủ quyền. Phần mở đầu nhằm khẳng định sự nghiệp Lê Lợi là sự kế thừa vẻ vang các truyền thống đó.

(Theo Trần Đình Sử, Đọc văn học văn)

Đoạn văn 8 câu, 16 vế, ngắn gọn chứa đựng bao điều lớn lao. Nó vang lên sang sảng như tiếng thép, rắn mà trong. Nó dõng dạc nghiêm nghị như hồi trống, hồi chiêng ngân lên trước hương khói một bàn thờ Tổ quốc... Nó như lời phán quyết trước lịch sử, bất di bất dịch.

Phép đối trong văn biền ngẫu phát huy tác dụng tích cực của nó. Việc sắp song song hai vế đối nhau, một vế nói về ta một vế nói về Trung Quốc cũng tăng thêm ý nghĩa bình đẳng, ngang hàng giữa hai bên:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 24: Hành động nói (Tiếp theo)

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 24: Ôn tập về luận điểm

Đánh giá bài viết
3 2.032
Sắp xếp theo

Học tốt Ngữ Văn lớp 8

Xem thêm