Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Tổng kết phần văn

Giải bài tập Ngữ văn bài 32: Tổng kết phần văn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Tổng kết phần văn là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Tổng kết phần văn

(Trang 130, 144, và 148)

I. Kiến thức cơ bản

• Nắm được hệ thống văn bản đã học từ bài 15 đến bài 29, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của từng căn bản. Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của một số văn bản tiêu biểu.

• Nắm được hệ thống các văn bản nghị luận đã học trong chương trình, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại.

II. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Lập bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8 theo mẫu.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Tổng kết phần văn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Tổng kết phần văn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Tổng kết phần văn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Tổng kết phần văn

Câu 2. Nêu lên sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong bài 15, 16 và 18, 19? Vì sao các bài 18, 19 được gọi là “Thơ Mới”? Chúng mới ở chỗ nào?

Các phương diện thể hiện

Bài 15, 16

Bài 18, 19

Tên bài

- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

- Đập đá ở Côn Lôn

- Muốn làm thằng Cuội

- Nhớ rừng..

- Ông đồ

- Quê hương.

- Khi con tu

Số câu số chữ

Mỗi câu bảy chữ, mỗi bài có bốn câu. Hạn định về số câu, số chữ.

Số chữ và số câu không hạn định: Năm chữ, tám chữ, bảy chữ, sáu chữ…

Vần, đối

Tuân thủ theo quy định luật về đối (câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6), vần (vần bằng và vần chân)

Ngôn ngữ bình dị, đầy gợi cảm

Câu 3. Qua các bài trong văn bản 22, 23, 24, 25 và 26 cho biết thế nào là căn bản nghị luận? Văn nghị luận trung đại 22 – 25 và văn nghị luận hiện đại 26 có gì khác biệt?

+ Hiểu về văn nghị luận: Qua các bài 22, 23, 24, 25 và 26 chúng ta thấy rằng văn nghị luận là loại văn dùng lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận mạch lạc, khúc chiết để thuyết phục nhận thức của người đọc về một vấn đề nào đó.

+ So sánh:

Nghị luận hiện đại

Nghị luận trung đại

Từ ngữ

Giản dị, gần gũi với đời sống thường ngày.

Dùng từ ngữ cổ, nhiều điển cố, điển tích.

Biện pháp tu từ

Dùng nhiều biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ có trong đời sống thường ngày

Hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn theo lối biền ngẫu.

Xưng hô

Có tính đại chúng, gắn bó gần gũi: Tôi, chúng ta

Có thứ bậc trên dưới: Vua - tôi, tướng lĩnh - bề tôi như ta - các ngươi, hoàng thượng - hạ thần…

Câu 4. Hãy chứng minh các văn bản nghị luận (trong bài 22, 23, 24, 25 và 26) kể trên đều được biết có lí, có tình, có chứng cớ nên đều có sức thuyết phục cao.

• Hiểu khái niệm: Các văn bản nghị luận có đặc điểm chung đều có lí, có tình, có chứng cớ.

- Có lí: Nghĩa là bài viết phải dựa trên lẽ phải, dựa trên chân lí của cuộc sống được trình bày bằng hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, khoa học, lôgic.

- Có tình: Là thể hiện được cảm xúc mạnh mẽ của người nói đối với đối tượng mà mình đề cập đến trong tác phẩm (tình thương, niềm tin, khát vọng).

- Có chứng cớ: Là phải đưa ra được những bằng chứng xác thực đủ cơ sở để tin cậy.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo)

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Ôn tập và kiểm tra Tiếng Việt

Đánh giá bài viết
2 1.015
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm