Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 28: Những ngôi sao xa xôi

Giải bài tập Ngữ văn bài 28: Những ngôi sao xa xôi

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 28: Những ngôi sao xa xôi là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Những ngôi sao xa xôi

Lê Minh Khuê

I. Kiến thức cơ bản

• Tác giả: Lê Minh Khuê quê ở Thanh Hoá. Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70. Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. .

• Tác phẩm: Truyện Những ngôi sao xa xôi ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.

• Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Truyện sử dụng lai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản

Câu 1. Kể tóm tắt nội dung truyện. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn sai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?

+ Tóm tắt nội dung: Phương Định – nhân vật chính của câu chuyện - và Thao, Nho là những cô gái thanh niên xung phong, tổ trinh sát mặt đường, một nơi rất trọng yếu ở tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ ác liệt. Công việc cuả họ hết sức vất vả và nguy hiểm: Đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu các vị trí bom chưa nổ, phá bom và phải chạy trên cao điểm cả ban ngày mà trong lúc thần chết đang lởn vởn trong những quả bom. Dù công việc rất nguy hiểm, các cô lại sống trong một hang đá, tách xa đơn vị nhưng các cô rất thương yêu gắn bó với nhau vẫn có những giây phút hồn nhiên thơ mộng của tuổi trẻ đặc biệt là Phương định cô gái có cái cổ như một đài hoa loa kèn kiêu hãnh và đôi mắt sao mà xa xăm. Trong một lần phá bom Nho đã bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất chu đáo tận tình cũng là lúc có một trận mưa đá ào xuống Phương Định và Nho được sống lại với niềm vui trẻ thơ và Phương Định lại nhớ về thành phố thân thương.

+ Nhân vật kể chuyện: Truyện được trần thuật từ nhân vật tôi - Phương Định nhân vật chính của câu chuyện lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng:

- Làm cho câu chuyện tăng thêm tính thuyết phục (do người trong cuộc kể lại).

- Thể hiện được chiều sâu của tâm hồn nhân vật những cảm xúc suy nghĩ của nội tâm bên trong Phương Định nghĩ về mình, nghĩ về chị Thao và Nho, nhận xét về đại đội trưởng, nỗi nhớ về thành phố thân yêu.

Câu 2. Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất là những gì là nét riêng mỗi người?

+ Nét chung của ba người:

- Họ là những cô gái có tình yêu nước sâu sắc và tràn đầy niềm say mê lí tưởng cao cả.

- Họ là những con người gan dạ dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, không sợ chết sẵn sàng hi sinh để con đường không bị không bị đứt mạch.

- Họ là những cô gái nhiều mơ mộng hồn nhiên tươi trẻ thích vui đùa thích ca hát tràn đầy niềm tin yêu với cuộc sống và có tình đồng đội thắm thiết.

+ Nét riêng của mỗi người:

- Nho: Nhỏ bé như một cây kem trắng muốt” thích ăn kẹo, thích ăn mưa đá hồn nhiên như một đứa trẻ.

- Phương Định: Cô gái có tâm hồn giàu cảm xúc mơ mộng, “thích ngắm mình trong gương” “thích ngồi bó gối mơ màng hát bài về đâu khi mái tóc còn xanh xanh”.

- Thao: Là chị cả có nhiều từng trải hơn rất thích chép bài hát mặc dù bài nào cũng hát sai nhạc; lúc nguy hiểm thì bĩnh tĩnh đến phát bực nhưng lại rất sợ thấy máu chảy “nhắm mắt lại mặt tái mét”, cương quyết táo bạo trong công việc song lại rất nữ tính áo lót nào cũng thêu chỉ màu, đôi lông mày hay tỉa nhỏ như cái tăm.

Câu 3. Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ. Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:

+ Phương Định là một cô gái xinh đẹp trẻ trung yêu đời: (Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện): “Tôi Là con gái Hà Nội – lời giới thiệu đầy kiêu hãnh – đất Hà thành vốn trai thanh gái lịch. Hơn thế nữa Phương Định còn là cô gái xinh đẹp: Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như một đài hoa loa kèn con mắt có cái nhìn sao mà xa xăm. Tiếng hát bao giờ cũng là sự biểu hiện cho niềm yêu đời. Cô rất mê hát, thích dân ca quan họ, thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, thích dân ca Ý, những lúc hứng chí còn tự bịa ra lời mà hát rồi bò ra cười một mình. Đúng là tiếng hát át tiếng bom, tiếng hát ấy là biểu hiện của sức sống bất diệt.

+ Phương Định là cô gái dũng cảm (Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện.): Điều bất ngờ đối với chúng ta cô gái có cổ cao kiêu hãnh ấy với đôi mắt nhìn xa xăm lại là cô gái rất mực dũng cảm gan dạ đấy là lúc cô đối diện với quả bom “lạnh lùng trên một bụi cây khô một đầu chúc xuống đất thế nhưng cô “vẫn cứ đàng hoàng mà bước tới”. Mặc dù có những lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom tiếng động sắc đến ghê người chạm vào da thịt, rồi cảnh châm dây mìn chờ quả bom nổ, cát lạo xạo ở trong miệng,... Tất cả đều ngoài sức tưởng tượng.

+ Phương Định là cô gái vừa hồn nhiên vừa suy tư (cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.)

Lúc đối mặt với quả bom lạnh lùng cô vẫn đàng hoàng bước tới, thế nhưng trận mưa đá ào tới cô gái dũng cảm ấy lại trở nên rất trẻ thơ “niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra say sưa tràn đầy vui thích cuống cuồng” “để rồi ngay lập tức sau đó cô lại thẫn thờ tiếc nuối nhớ về cái cửa sổ, cái vòm trời nhà hát, những con đường nhựa, những ngọn đèn điện lung linh trên quảng trường”... tất cả xoáy vào tâm trí đến nao lòng, bâng khuâng.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 28: Biên bản

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn năm học 2017 - 2018

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2015 trường THCS Cao Viên, Hà Nội

Đánh giá bài viết
1 312
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm