Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Giới thiệu một số bài văn đạt giải quốc gia

Giải bài tập Ngữ văn bài 34: Giới thiệu một số bài văn đạt giải quốc gia

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Giới thiệu một số bài văn đạt giải quốc gia là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tải và tham khảo.

Giới thiệu một số bài văn đạt giải quốc gia

Bài 1

ĐỀ BÀI

Câu 1.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương)

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

(Nguyễn Khoa Điềm)

Hãy xác định hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ gì?

Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó.

Câu 2. Hãy bình luận về chí anh hùng của tuổi trẻ trong hai câu ca dao:

Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông Đông tĩnh lên Đoài Đoài yên

Và bốn câu trong bài “Chí anh hùng” của Nguyễn Công Trứ:

Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng bay trả trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể...

Hãy trình bày quan niệm của em về chí anh hùng trong thời đại hiện nay.

BÀI LÀM

Câu 1.

Với hai câu thơ của Viễn Phương trong bài thơ Viếng lăng Bác;

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ta thấy câu thơ thư hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp tu từ ẩn dụ:

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong Khúc hát ru của những em bé lớn trên lưng mẹ:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

Ta thấy câu thơ thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó cũng là biện pháp tu từ ẩn dụ:

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

Biện pháp ẩn dụ có khả năng làm phong phú hình tượng trong thơ văn nói chung và trong thơ nói riêng. Ở đây ta có thể xét từng trường hợp tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ để tìm hiểu khả năng biểu cảm của nó.

a. Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: Tác giả đã đem hình tượng so sánh đặt ra trước đối tượng so sánh để nâng cao giá trị của hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ.

b. Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, cũng là hình ảnh mặt trời, nhưng tác giả bài thơ Khúc hát ru của những em bé lớn trên lưng mẹ đã sử dụng với một tác dụng khác. Đối tượng so sánh ở đây là em bé, con của một bà mẹ Tà-ôi. Lúc này mặt trời không còn biểu tượng cho chân lí hay sức mạnh vĩnh cửu mà nó được đem ra làm biểu tượng cho sự sống, cho niềm tin của một người mẹ đối với con. Đồng thời qua đó bộc lộ một tình yêu thương cháy bỏng: Tình mẹ con.

Qua sự phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ trong từng trường hợp ta có thể rút ra kết luận: Ẩn dụ là biện pháp tu từ có tính biểu cảm mạnh mẽ, phong phú. Nó làm đa dạng hoá nhiều hình tượng, hình ảnh qua đôi mắt và trái tim của các nhà thơ nhà văn.

Câu 2.

Sự sống đang không ngừng vỗ nhịp vào từng cuộc đời. Đôi khi nó lăn tần âu yếm, đôi khi nó cuồn cuộn muốn nghiền nát tất cả. Chính những lúc ấy khi mà cuộc sống trở nên không chịu được nữa, khi mà phong ba bão táp điên cuồng kiêu hãnh với tất cả, cũng chính là khi người ta cần một sức mạnh tột đỉnh, một ý thức chịu đựng cao. Đối với chúng ta quãng đời mà ta đã tô lên nó màu xanh ước mơ và màu đỏ khát vọng, quãng đời ta vùng lên mãnh liệt nhất để chống chọi với bão táp đó chính là những chuỗi ngày của tuổi thanh xuân. Và nhất là đối với nam nhi, lớp người có thể làm nên “mùa xuân của dân tộc” thì sự hi sinh của họ mới là một ý chí anh hùng tuyệt vời:

Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông Đông tĩnh lên Đoài Đoài yên

Bắt nguồn từ câu ca dao của dân tộc, sau này Nguyễn Công Trứ cũng đã từng quan niệm một cách khá phóng khoáng trong bài “Chí anh hùng” của người nam nhi:

“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ anh hùng vay trả trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển ...”

Giờ đây không phải lúc chúng ta ngồi bên nhau để biết dăm ba câu về nội dung và quan niệm đối với ý chí của thanh niên. Nhưng rõ ràng không ai phủ nhận rằng làm nên “mùa xuân” trên đất nước này, muốn vực dậy cả một thế hệ thanh niên đã im lìm sau mười mấy năm giải phóng thì việc đầu tiên là phải xác định lại vị trí của người thanh niên, làm sáng tỏ giá trị của quãng đời tuổi trẻ mà ai cũng từng trải qua.

Trước hết, chí anh hùng của tuổi trẻ trong hai câu ca dao đã được khẳng định rõ ràng. Làm trai phải biết và phải hiểu đúng đắn sức mạnh của giới tính. Tuổi trẻ ở đâu thì ở đó phải được yên ổn. Đây là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc. Không nói đến ý thức hệ của giai đoạn phát sinh câu ca dao, ta thấy cái nhìn của người xưa mang tính xã hội cao. Rõ ràng người thanh niên bao giờ cũng là một trụ cột từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Một cụ già một chị phụ nữ yếu ớt không thể đứng mũi chịu sào như một người thanh niên. Như vậy từ thực tiễn đi đến nhận xét, tổng kết ngắn gọn ông bà ta đã khẳng định phần nào tầm vóc giá trị của người con trai, đồng thời nêu lên được một quan niệm rõ rệt về chí anh hùng của người quân tử.

Nhưng phải đến Nguyễn Công Trứ quan niệm ấy mới được và mang ít nhiều sắc thái quan niệm nho học: “Nợ tang bồng vay trả trả vay” Nguyễn Công Trứ đã biến cái nhìn bao quát của người xưa thành một ý thức về chí anh hùng của người quân tử. Đối với ông người con trai phải tung hoành ngang dọc, nghĩa là mở rộng lên cả vũ trụ, bao trùm lên hết cuộc sống. Người con trai phải biết xoay đất chuyển trời, vẫy vùng nam bắc đông tây đem hết sức lực để cải tạo và xây dựng cuộc sống. Cởi bỏ những quan niệm khắt khe của nho học, ngoài trừ khả năng riêng của giới tính, thì ý thức về nhiệm vụ của người thanh niên trong mấy câu thơ của Nguyễn Công Trứ thật tuyệt vời. Chưa bao giờ hình ảnh người thanh niên được nhân lên tầm cao đối với thời đại đẹp đẽ đến thế! Anh thanh niên lúc này không thể “chết già ở xó cửa” được. Thanh niên chỉ có một con đường đó là dùng sức lực và trí truệ cải tạo cuộc sống. Từ thực tế ta có thể thấy lời của nhà thơ là đúng đắn. Ngoài cuộc đời Nguyễn Công Trứ cũng là nhân tố tích cực trong những năm tuổi trẻ. Ông làm quan vào năm đã trên bốn mươi tuổi, nhưng cả cuộc đời ông đã hiến dâng trọn vẹn sức lực và trái tim của mình cho công cuộc xây dựng đất nước.Và thời đại hôm nay có ai quên được người thanh niên đi tìm đường cứu nước khi mới hai mươi mốt tuổi với hai bàn tay trắng: Anh Ba người làm bếp trên tàu năm xưa ấy cũng là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Phải! Bác đấy! Người đã đem cả tuổi thanh xuân của mình để đổi lấy mùa xuân cho dân tộc. Rõ ràng ngay cả trong cuộc sống thực tại, quan niệm của Nguyễn Công Trứ vẫn đúng đắn vô cùng.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Thư (điện) chúc mừng thăm hỏi

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Tổng kết văn học tiếp theo

Đánh giá bài viết
1 181
Sắp xếp theo

Soạn Văn 9 - Văn 9

Xem thêm