Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 30

VnDoc xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Tài liệu gồm 4 bài tập trang 89, 90, 92 SBT, nội dung được cập nhật chi tiết và chính xác. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Địa lý 12: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Câu 1 trang 89 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Cho bảng số liệu sau:

KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2010

(Đơn vị:%)

Loại hình

Khối lượng vận chuyển

(Nghìn tấn)

Khối lượng luân chuyển

(Triệu tấn.km)

Đường sắt

7861.5

3960.9

Đường bộ

587014.2

36179.0

Đường sông

144227.0

31679.0

Đường biển

61593.2

145521.4

Đường hàng không

190.1

426.8

Tổng

800886.0

217767.1

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân loại theo loại hình vận tải ở nước ta năm 2010

b) Giải thích:

- Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường bộ lại lớn nhất?

- Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lại lớn nhất?

Trả lời:

a) Biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân loại theo loại hình vận tải ở nước ta năm 2010:

b) - cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường bộ lớn nhất do đây là loại hình thích hợp vận chuyển hàng hóa ở cự li ngắn và trung bình.

- Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lớn nhất vì:

+ Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để ngành vận tải đường biển phát triển như đường bờ biển dài 3260 km với nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và đảo, quần đảo ven bờ; ngoài ra biển nước ta còn nằm trên đường hàng hải quốc tế,... Đó không chỉ là những thuận lợi để phát triển mà còn là điều kiện để giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Nước ta có các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng bắc- nam, quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - tp. Hồ Chí Minh, dài 1500km. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải,...

+ Theo bảng số liệu Cơ cấu vận tải năm 2004, Khối lượng vận chuyển hàng hóa trên đường biển là 10,6 % (đứng thứ 3 sau đường bộ và đường sông) và khối lượng luân chuyển hàng hóa là 74,9% (cao nhất trong các loại hình vận tải). Vận tải hàng hóa theo đường biển có ưu điểm là có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, đường đi dài và thuận tiện bởi đường bờ biển dài có nhiều cụm cảng quan trọng.

Câu 2 trang 90 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Xác định trên lược đồ hình 30 SGK hoặc Atlat Địa lý Việt Nam các tuyến đường bộ chính của nước ta: quốc lộ 1, quốc lộ 6, quốc lộ 5, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14, quốc lộ 9 và điền nội dung vào bảng sau:

Tuyến đường

Chạy qua các tỉnh và thành phố

Ý nghĩa

Quốc lộ 1

Quốc lộ 6

Quốc lộ 5

Đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 14

Quốc lộ 9

Trả lời:

Tuyến đường

Chạy qua các tỉnh và thành phố

Ý nghĩa

Quốc lộ 1

Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

- Là tuyến dài nhất, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng.

- Gắn kết các vùng lãnh thổ trong cả nước

- Tương lai sẽ được nối liền với tuyến đường xuyên Á.

Quốc lộ 6

Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên.

- Là trục kinh tế của Tây Bắc, có ý nghĩa sống còn với toàn vùng cả về kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng.

Quốc lộ 5

Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm (Hà Nội), Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào (Hưng Yên), Cẩm Giàng, TP Hải Dương, Nam Sách, Kim Thành (Hải Dương), An Dương, Hồng Bàng, Hải An (Hải Phòng).

- Là tuyến huyết mạch đi qua trung tâm tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ.

- Là hành lang kinh tế có ý nghĩa thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn vùng, tạo điều kiện thu hút các khu công nghiệp.

Đường Hồ Chí Minh

Thúc đẩy sự phát triển KT-XH của dải đất phía Tây đất nước

Quốc lộ 14

Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước

Có ý nghĩa KT-XH nhất là quốc phòng

Quốc lộ 9

Quảng Trị, Quảng Bình

Liên kết với Lào và Thái Lan

Câu 3 trang 92 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước.

Trả lời:

a) Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội:

- Vị trí: ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động

- Vai trò: Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật hàng đầu của cả nước

b) Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải: Đường bộ (đường ô tô), đường sắt, đường sông, đường hàng không

c) Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch: từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế

* Đường ô tô:

- Đường số 1 dài 2300km từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đưuòng giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước. Đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng tương đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

- Đường số 2: Chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khấu Thanh Thủy (Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì - Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc.

- Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng).

- Đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương, Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc.

- Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược với việc phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc.

* Đường sắt:

- Đường sắt Thống Nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc-Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước.

- Đường sắt Hà Nội- Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Bái và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc.

- Đường sắt Hà - Nội Hải Phòng.

- Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc.

- Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên.

* Đường hàng không:

- Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước: TP Hồ Chí Minh, Điện Biên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...

- Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới.

* Đường sông

- Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó

d) Tập trung cơ sở vật chất- kĩ thuật của ngành giao thông vận tải

- Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải

- Nổi bật là sân bay quốc tế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta.

-------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Địa lý lớp 12, Lịch sử lớp 12, Ngữ văn lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 575
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Địa Lí 12

    Xem thêm