Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 1: Sống giản dị

Bài tập môn GDCD lớp 7

Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 1: Sống giản dị được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 2: Trung thực

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là sống giản dị?

Trả lời

Giản dị là người biết cách sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không quá xuềnh xoàng mà cũng không quá cầu kỳ.

Bài tập 2: Em hãy nêu những biểu hiện của sống giản dị?

Trả lời

Những biểu hiện của sống giản dị: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách

Bài tập 3: Phân biệt giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức?

Trả lời

Giản dị là: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bên ngoài, thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người.

Xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức: Sống không tiết kiệm, lãng phí, học đòi ăn mặc, cầu kỳ trong giao tiếp, vui chơi vượt quá khả năng kinh tế cho phép.

Bài tập 4: Theo em, việc sống giản dị có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

Giản dị là Đức tính cần có của mỗi con người

  • Giúp mối quan hệ giữa người và người trở nên tốt đẹp hơn
  • Được mọi người yêu quý, giúp đỡ, cảm thông

Bài tập 5: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự giản dị?

A. Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu

B. Tính tình dễ dãi

C. Không chú ý đến hình thức

D. Không chơi với bạn nhà giàu có hơn mình

Bài tập 6: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự giản dị?

A. Là quần áo trước khi đi học

B. Xịt keo, làm tóc rất cầu kì trước khi đi học

C. Luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng

D. Hằng năm đều tổ chức sinh nhật

Bài tập 7: Em đồng ý với những ý kiến nào dưới đây?

A. Những gia đình không có điều kiện về kinh tế mới cần sống giản dị.

B. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng,

C. Không đi du lịch nước ngoài là sống giản dị.

D. Sống giản dị dễ được mọi người gần gũi, quý mến.

E. Sống giản dị là luôn tiết kiệm trong chi tiêu.

G. Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là biểu hiện của sống giản dị.

Trả lời

Câu 5: A

Câu 6: B

Câu 7: B, D, G

Bài tập 8: Nhà Hoà rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hoà mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vậy, bạn lớp trưởng hỏi Hoà vì sao không mặc đồng phục khi đến trường, Hoà nói: "Mặc đồng phục thì không sành điệu, con nhà giàu thì phải đổi mốt liên tục chứ!".

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao?

2/ Nếu là lớp trưởng của Hoà, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên?

Trả lời

1/Không đổng ý với suy nghĩ của Hoà. Học sinh không nên để ý đến sành điệu hay không, mà cái chính là học hành thế nào. Cũng không nên phân biệt con nhà giàu với con nhà nghèo

2/ Em sẽ khuyên Hoà mặc đồng phục theo quy định chung của trường.

Bài tập 9: Đầu năm học, bố đưa Minh đi mua một đôi giày mới. Đến cửa hàng giày, Minh đòi bố mua cho mình một đôi giày nhập ngoại đắt tiền. Bố bảo Minh nên chọn một đôi khác hợp túi tiền hơn mà vẫn đẹp. Minh không đồng ý vì cho rằng: "Đi giày ngoại đắt tiền mới bằng bạn, bằng bè"

Câu hỏi:

1/ Em thấy suy nghĩ của Minh đúng hay sai? Vì sao?

2/ Nếu em có một người bạn như Minh, em sẽ làm gì?

Trả lời

1/ Minh có suy nghĩ không đúng. Là học sinh thì không cần thiết phải sử dụng đồ dùng đắt tiền, vừa tốn tiền của gia đình, vừa không phù với lứa tuổi học trò.

2/ Em sẽ khuyên bạn không nên cầu kỳ trong ăn mặc. Quan trọng là tập trung vào học tập

Bài tập 10: Em hãy quan sát bạn bè xung quanh và nêu một số biểu hiện giản dị hoặc không giản dị. Vì sao em cho đó là giản dị hoặc không giản dị?

Trả lời

Người sống giản dị luôn gần gũi với mọi người, có tình cảm chân thành với mọi người, nên được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Bài tập 11: Có ý kiến cho rằng: Lẽ phải thuộc về những kẻ mạnh và giàu có.

Em có đồng ý với quan niệm này không? Vì sao?

Trả lời

Quan niệm này là sai trái, không phù hợp với đạo lí.

Đánh giá bài viết
36 5.196
Sắp xếp theo

    Giải SBT GDCD 7

    Xem thêm