Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Bài tập môn GDCD lớp 7

Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài tập 1: Hãy phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.

Trả lời

Tín ngưỡng

Tôn giáo

Mê tín, dị đoan

Khái niệm

Là lòng tin vào một điều gì đó thần bí

Là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí có thể rõ sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy

Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên, dẫn tới hậu quả xấu.

Bài tập 2: Hãy kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta?

Trả lời

  • Đạo phật: thờ Phật tổ, thờ tổ tiên bằng cách lập bàn thờ, tụng kinh, thắp hương
  • Đạo Thiên chúa: thờ đức Chúa, không thắp hương, đi nghe giảng kinh, đạo, thắp nến...

Bài tập 3: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Trả lời

Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hay cản trở.

Bài tập 4: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Trả lời

Đảng và Nhà nước ta đã có những quy định về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo: (HP nước CHXHCN VN 1992, điều 70)

  • Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
  • Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
  • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Bài tập 5: Hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng nhất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

  1. Khuyên nhủ người khác theo tôn giáo mới.
  2. Truyền bá tôn giáo trong nhân dân.
  3. Chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  4. Thắp hương khấn vái tổ tiên, ông bà.

Bài tập 6: Những hành vi nào dưới đây là thực hiện không đúng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

  1. Cản trở người khác theo tôn giáo mới.
  2. Ép buộc người khác theo tôn giáo mà minh đang theo
  3. C. Tham gia các lễ hội của tôn giáo mình
  4. Bỏ tôn giáo này để theo một tôn giáo khác.
  5. Vận động đồng bào thuộc tôn giáo mình tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

Bài tập 7: Những hành vi nào sau đây là mê tín dị đoan?

  1. Đi lễ đền, chùa vào những ngày đầu năm.
  2. Chữa bệnh bằng phù phép.
  3. Đi dự các lễ hội ở địa phương mình và nơi khác.
  4. Làm việc gì cũng tin vào may rủi, không tin vào khả năng của mình.

Bài tập 8. Ghép mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I để được một câu đúng?

I

II

A. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào;

1. và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

B. Không ai được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo

2. và phải tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ.

C. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng,

3. theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

D. Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người

khác

4. người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

Trả lời

Câu 5: C

Câu 6: A, B

Câu 7: B, D

Câu 8: 4 - A; 1-B; 3 - C; 2-D

Bài tập 9: Anh Tuấn theo đạo Tin Lành, còn chị Hương thì theo đạo Thiên Chúa. Hai anh chị có ý định kết hôn với nhau vào mùa thu năm nay. Nhưng bố mẹ chị Hương đã ngăn cản vì cho rằng, hai người thuộc hai tôn giáo khác nhau thì không thể kết hôn với nhau được. Thế nhưng chị Hương vẫn quyết định kết hôn với anh Tuấn.

Câu hỏi:

1/Hành vi ngăn cản của bố mẹ chị Hương có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

2/ Theo em, quyết định của chị Hưong như vậy có đúng pháp luật không? Chị Hương có thể làm gì để thực hiện được quyết định của mình?

Trả lời

Ngăn cản việc kết hôn vì lí do tôn giáo khác nhau là vi phạm pháp luật. Quyết định của chị Hương là đúng. Chị cần nói chuyện, giải thích để cha mẹ hiểu

Bài tập 10: Cứ vào ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng là mẹ Hà lại thắp hương cúng khấn ông bà, tổ tiên. Hơn thế nữa, hằng tháng mẹ và mấy cô bạn cùng cơ quan lại rủ nhau đi lễ chùa. Thấy vậy, Hà cho rằng việc làm của mẹ là mê tín dị đoan.

Câu hỏi:

Em có đồng ý với suy nghĩ của Hà không? Vì sao?

Trả lời

Việc làm của mẹ Hà không phải là mê tín dị đoan mà là thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng khi đi lễ chùa.

Bài tập 11: Nhân dân ở xã X thuộc ba tôn giáo cùng sinh sống. Đã từ bao thế hệ, đồng bào các tôn giáo sống thân ái, đoàn kết, cùng chung sức xây dựng quê hương mình. Thế nhưng gần đây, có một vài người lại nói các tôn giáo khác nhau về quan điểm, về lễ nghi và về quyền lợi thì không thể đoàn kết được. Cứ thế, họ đã kích động gây chia rẽ đồng bào giữa ba tôn giáo nên đã có một số xích mích đáng tiếc xảy ra.

Câu hỏi:

1/ Em có suy nghĩ gì về tình đoàn kết giữa các tôn giáo?

2/ Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào về thực hiện quyền tự do tôn giáo?

Trả lời

Những người kích động gây chia rẽ tôn giáo là vi phạm pháp luật, trái với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đoàn kết tôn giáo, phải bị xử lí thích đáng.

Bài tập 12: Em hãy tìm hiểu và nêu một số biểu hiện mê tín dị đoan và biểu hiện không thực hiện đúng quyền tự do tôn giáo?

Trả lời

  • Xem bói, lên đồng
  • truyền bá tôn giáo kêu gọi chống phá nhà nước.
  • Ép buộc người khá từ bỏ đạo thiên Chúa.
  • Cản trở người khác theo một tôn giáo mới.
Đánh giá bài viết
8 2.084
Sắp xếp theo

    Giải SBT GDCD 7

    Xem thêm