Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ

Bài tập môn GDCD lớp 9

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài 1: Em hiểu thế nào là tự chủ? Nêu ví dụ về người có tính tự chủ?

Trả lời

Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin biết điều chỉnh hành vi của mình.

Bài 2: Vì sao chúng ta cần phải biết tự chủ?

Trả lời

Vì tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức,

có văn hoá. Giúp ta vượt qua những khó khăn thử thách, cám dỗ.

Bài 3: Học sinh cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?

Trả lời

Chúng ta rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình từ đó rút ra kinh nghiệm đối với bản thân.

Bài 4: Những hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

A. Cân nhắc trước khi làm một việc gì

B. Ý kiến của ai cũng cho là đúng

C. Thay đổi kế hoạch tuỳ theo công việc cụ thể

D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn

E. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến

G. Thay đổi mốt theo thần tượng của mình

H. Luôn từ tốn trong nói năng, cư xử với mọi người

I. Không bày tỏ quan điểm rõ ràng trước mọi vấn đề.

Bài 5: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về tính tự chủ?

  1. Quyết định nhanh trong mọi vấn đề, không cần suy nghĩ là thê hiện sự tự chủ.
  2. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ.
  3. C.Không nên bày tỏ ý kiến trước đông người để tránh sai Ịầm đáng tiếc có thể xảy ra.
  4. Cần phải cân nhắc khi đánh giá về người khác.
  5. Đã là bạn thân phải có cách nhìn nhận, đánh giá sự việc giống nhau.

Bài 6: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?

  1. Luôn làm theo ý của mình mà không bao giờ tham khảo mọi người.
  2. Luôn tự nhắc nhở bản thân, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.
  3. Hành động theo ý kiến số đông trong mọi trường hợp.
  4. Tự ý thức là khi nào làm xong bài tập mới đi chơi.

Bài 7: Những biểu hiện dưới đây là tự chủ hay không tự chủ?

Nội dung

Tự chủ

Không tự chủ

A. Gặp bài toán khó quá không thể giải được thì nhờ anh giải hộ.

   

B. Đi học về nhà đói nhưng vẫn chờ mẹ về nấu cơm.

   

C. Nhất định không uống rượu trong dịp tết dù bạn bè rủ hay kích bác.

   

D. Cố gắng tự làm bài thi vẽ cho dù vẽ không đẹp.

   

E. Từ chối không đi chơi với bố mẹ vì chưa học bài xong.

   

Trả lời

Bài 4: A, C, E, H

Bài 5: D

Bài 6: D

Bài 7: Tự chủ: C, D, E; Không tự chủ: A, B

Bài 8: Tan học, Đạt rủ Tùng đi chơi điện tử. Thấy Tùng có vẻ lưỡng lự, Đạt thuyết phục bạn rằng chơi điện tử rất thú vị và Đạt sẽ trả tiền cho Tùng. Tùng đồng ý và đi chơi điện tử với Đạt hai tiếng sau mới về nhà.

Câu hỏi

1/ Em có tán thành việc đi chơi điện tử với bạn của Tùng không? Vì sao?

2/ Em sẽ làm gì khi gặp phải những tình huống tương tự?

Trả lời

1/ Tùng đã có biểu hiện thiếu tính tự chủ khi bạn Đạt rủ rê.

2/ Em sẽ nhất quyết không đi dù Đạt có rủ rê thế nào đi nữa, dù Đạt có nói là trả tiền nhưng em vẫn không đi.

Bài 9: Nam và Hải tuy học khác lớp nhưng chơi rất thân với nhau. Vì có mâu thuẫn với một bạn trong khối, Nam rủ Hải sau giờ học ở lại đánh bạn đó. Hải đồng ý ngay.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam không? Vì sao?

2/ Nếu là Hải, em sẽ xử sự thế nào? Vì sao em làm như vậy?

Trả lời

1/ Em không đồng ý cách giải quyết của Nam. Chí vì mâu thuẫn nhỏ mà tìm cách đánh bạn là không nên. Cần phải bình tĩnh, không nên nóng nảy.

2/ Nếu là Hải, em sẽ khuyên Nam nên giải quyết mâu thuẩn bằng cách níu chuyện với nhau, không nên đánh nhau.

Bài 10: Toàn là học sinh lớp 9. Bố mẹ Toàn là công nhân của một nhà máy dệt, đời sống có phần eo hẹp. Thấy nhiều bạn đi học bằng xe đạp thời trang trông rất bắt mắt, Toàn đòi bố mẹ nhất định phải mua xe đạp mới cho mình.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành việc làm của Toàn không? Vì sao?

2/ Nếu là bạn của Toàn, em sẽ khuyên bạn điều gì?

Trả lời

1/ Toàn không nên vì thấy các bạn đi xe đạp thời trang mà đòi hỏi bố mẹ đáp ứng mong muốn của mình. Cần phải tự chủ, tránh đòi hỏi theo thị hiếu mỗi khi mình thích.

2/ Nếu em là bạn của Toàn, em sẽ khuyên bạn nên chăm chỉ học tập. để có thể giúp đỡ bố mẹ, và không nên có tư tưởng đua đòi, nên tự chủ, không chạy theo mốt khi điều kiện không cho phép.

Bài 11: Bà Hà là hàng xóm của nhà Loan trong khu tập thể. Vì kinh tế khó khăn nên nhà bà Hà vẫn phải dùng than tổ ong. Chiều đến, khi bà Hà nhóm bếp, Loan rất khó chịu vì khói bay vào nhà. Có lần Loan nói với mẹ là phải mắng cho bà Hà một trận vì đã gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hương đến người khác.

Mẹ không đồng ý vì không muốn mâu thuẫn với hàng xóm.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng ý với ý kiến của Loan không? Vì sao?

2/ Theo em, cách xử sự của mẹ Loan là đúng hay sai? Vì sao?

3/ Nếu gặp phải tình huống như vậy, em sẽ xử sự như thế nào để vừa không khó chịu vừa không mâu thuẫn với hàng xóm?

Trả lời

Loan không nên có ý kiến như vậy mà gây càng thẳng, mất tinh làng nghĩa xóm. Mẹ Loan cũng cần nói để gia đình hàng xóm hiểu và không làm ảnh hưởng đến những gia đình khác; nhưng cần nói chuyện chân thành, mà không nóng nảy.

Bài 12: Có ý kiến cho rằng, người tự chủ là người luôn tự mình giải quyết tất cả các vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà không cần tham khảo ý kiến của bất kì ai.

Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến đó.

Trả lời

Em cho rằng ý kiến "người tự chủ là người luôn tự mình giải quyết tất cả các vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà không cần tham khảo ý kiến của bất kì ai" là chưa thực sự đúng đắn. Trong cuộc sống nên tự chủ giải quyết các vân đề, nhưng cũng nên tham khảo các ý kiến của người khác, nhất là những người đi trước. Bởi vì, những người ấy sẽ cho ta những kinh nghiệm mà họ tiếp thu được chỉ cho ta, ta có những quyết định đúng đắn hơn.

Bài 13: Em hãy nêu những biểu hiện của sự thiếu tự chủ của bạn bè xung quanh. Vì sao em cho đó là sự thiếu tự chủ?

Trả lời

Những biểu hiện của sự thiếu tự chủ:

  • Thái độ tự ti, không tự tin vào bản thân,
  • Không biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
  • Không biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.
Đánh giá bài viết
2 4.495
Sắp xếp theo

Giải SBT GDCD 9

Xem thêm