Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 3: Thân - Phần 1

Bài tập môn Sinh học lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 chương 3: Thân - Phần 1 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 2: Rễ - Phần 2

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 2: Rễ - Phần 3

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 chương 3: Thân - Phần 2

Bài 1. Thân cây gồm những bộ phận nào? Nêu sự giống và khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa.

Hướng dẫn trả lời:

Thân cây gồm những bộ phận sau:

  • Thân chính.
  • Cành.
  • Chồi ngọn.
  • Chồi nách.

Sự giống nhau giữa chồi lá và chồi hoa:

  • Đều là chồi nách, nằm ở nách lá trên cây hoặc trên cành.
  • Đều có mầm lá bao bọc.

Sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa:

  • Chồi lá: bên trong mầm lá là mô phân sinh ngọn, sẽ phát triển thành cành mang lá.
  • Chồi hoa: bên trong mầm lá là mầm hoa sẽ phát triển thành hoa hoặc cành mang hoa.

Bài 2. Thân cây dài ra do bộ phận nào? Sự dài ra của các loại cây khác nhau có giống nhau không?

Hướng dẫn trả lời:

Thân cây dài ra do phần ngọn, vì ở phần ngọn có mô phân sinh ngọn, các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra.

Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau thì không giống nhau:

  • Cây thân cỏ, thân leo (mướp, bí...) dài ra rất nhanh.
  • Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm nên nhiều cây cao, như bạch đàn, chò...
  • Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát triển nhiều chồi, hoa, quả, còn khi tỉa cành cây tập trung phát triển chiểu cao.

Bài 3*. So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ.

Hướng dẫn trả lời:

Rễ (miền hút)

Thân non

- Cấu tạo vỏ gồm: biểu bì, lông hút, thịt vỏ

- Cấu tạo vỏ gồm: biểu bì và thịt vỏ.

- Trụ giữa gồm: ruột và bó mạch.

Bó mạch gồm: mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau.

- Trụ giữa gồm: ruột và bó mạch.

Bó mạch gồm: mạch rây xếp ở ngoài và mạch gỗ xếp ở trong.

Bài 4. Quan sát sơ đồ cắt ngang thân cây trưởng thành và điền tên các bộ phận tương ứng với các số trên sơ đồ.

Hướng dẫn trả lời:

Sơ đồ cắt ngang của thân cây cây trưởng thành

1. vỏ; 2. Tầng sinh vỏ; 3. Tầng sinh vỏ;

Lời giải:

  1. Mạch rây; 5. Tầng sinh trụ; 6. Mạch gỗ;

Bài 5. Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.

Hướng dẫn trả lời:

Dụng cụ:

  • Bình thuỷ tinh chứa nước pha màu (mực đỏ hoặc tím
  • Dao con.
  • Kính lúp.
  • Một cành hoa trắng (hoa huệ hoặc hoa cúc, hoa hồng).

Tiến hành thí nghiệm:

  • Cắm cành hoa vào bình đựng nước màu và để ra chỗ thoáng.
  • Sau một thời gian, quan sát, nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.
  • Cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu.

Kết luận: Nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyến nhờ mạch gỗ.

Bài 6. Quan sát hình 18.1 SGK, nêu đặc điểm, tên thân biến dạng và chức năng đối với cây.

Trả lời

bài tập sinh học lớp 6

Đánh giá bài viết
1 1.465
Sắp xếp theo

    Giải SBT Sinh Học 6

    Xem thêm