Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài: Ôn tập chương 1 - Đoạn thẳng

Bài tập môn Toán lớp 6

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài: Ôn tập chương 1 - Đoạn thẳng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 9: Viết đoạn thẳng cho biết độ dài

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 1: Nửa mặt phẳng

Câu I.1 trang 138 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Chọn đáp án đúng.

Quan sát hình bs 6

bài tập toán 6

(A) đường thẳng d đi qua điểm T.

(B) đường thẳng d đi qua hai điểm M và T.

(C) đường thẳng d không đi qua điểm M và không đi qua điểm T.

(D) đường thẳng d đi qua điểm M và không đi qua điểm T

Giải

Chọn (D) đường thẳng d đi qua điểm M và không đi qua điểm T.

Câu I.2 trang 138 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong số năm điểm (phân biệt), nhưng không có ba điểm nào thẳng hàng cho trước?

(A) 1; (B) 5; (C) 10; (D) Vô số.

Giải

Chọn (C) 10.

Câu I.3 trang 138 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Với ba điểm (phân biệt) M, N, P thẳng hàng thì

(A) Điểm N luôn nằm giữa hai điểm M, P;

(B) Điểm M và điểm N luôn nằm khác phía đối với điểm P;

(C) Điểm N và điểm P luôn nằm cùng phía đối với điểm M;

(D) Hai điểm luôn nằm về một phía đối với điểm còn lại.

Giải

Chọn (D) Hai điểm luôn nằm về một phía đối với điểm còn lại.

Câu I.4 trang 139 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Hai tia trùng nhau nếu

(A) chúng có chung gốc và cùng nằm trên một đường thẳng;

(B) chúng có chung gốc và có một điểm chung khác với điểm gốc;

(C) chúng có hai điểm chung;

(D) chúng có rất nhiều điểm chung.

Giải

Chọn (B) chúng có chung gốc và có một điểm chung khác với điểm gốc.

Câu I.5 trang 139 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Số đoạn thẳng mà hai đầu mút của mỗi đoạn là một trong các điểm M, N, P, Q được cho trong hình bs 7 bằng

bài tập toán 6

(A) 3; (B) 4; (C) 5; (D) 6.

Giải

Chọn (D) 6.

Câu I.6 trang 139 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm N nằm giữa hai điểm M, P. Gọi E và F tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng MN, NP. Biết MN = 3cm. NP = 7cm. Khi đó, độ dài của đoạn EF bằng

(A) 4cm; (B) 5cm; (C) 3,5cm; (D) 2cm.

Giải

Chọn (B) 5cm.

Câu I.7 trang 139 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Trên tia Oz vẽ hai đường thẳng là OH = 3cm và OK = 7cm. Trên tia đối của tia Oz vẽ đoạn thẳng OL = 5cm. Gọi U và V tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng HK, HL. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng UV bằng

(A) 6cm; (B) 5cm; (C) 4cm; (D) 1cm.

Giải

Chọn (A) 6cm.

Câu I.8 trang 139 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Cho đoạn thẳng MN = 10cm, điểm T nằm giữa hai điểm M, N và MT = 2cm, điểm R nằm giữa hai điểm T, N sao cho TR = 6cm. Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng MN. Khi đó độ dài của đoạn thẳng OR bằng

(A) 5cm; (B) 4cm; (C) 3cm; (D) 2cm.

Giải

Chọn (C) 3cm.

Câu I.9 trang 139 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Cho đoạn thẳng MN = 14cm, điểm P nằm giữa hai điểm M, N và MP = 4cm, điểm Q nằm giữa hai điểm P, N sao cho MP = QN. Gọi R, S tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng MP, NQ. Khi đó độ dài của đoạn thẳng SR bằng

(A) 10cm; ( B) 4cm; (C) 3cm; (D) 2cm.

Giải

Chọn (A) 10cm.

Câu I.10 trang 139 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Cho trước 20 điểm (phân biệt). Số các đoạn thẳng có đầu mút lấy trong số các điểm đã cho bằng

(A) 10 ; (B) 20; (C) 190; (D) 380.

Giải

Chọn (C) 190.

Đánh giá bài viết
2 214
Sắp xếp theo

    Giải SBT Toán 6

    Xem thêm