Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích

Giải SBT Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích các lời giải hay và chính xác, hướng dẫn các bạn học sinh giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong sách bài tập Lý 7. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích môn Vật lý lớp 7 dành cho quý thầy cô và các em học sinh.

Tham khảo thêm: Có mấy loại điện tích

A. Tóm tắt lý thuyết Vật lý 7 bài 18

I. Hai loại điện tích

Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm

Quy ước:

+ Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa gọi là điện tích dương

+ Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm
- Khi các vật nhiễm điện đặt lại gần nhau thì chúng tác dụng lực lên nhau (gọi là tương tác điện):

+ Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau

+ Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử

Mọi vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử

Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân

Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện

Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

B. Giải SBT Lý 7 bài 18 Hai loại điện tích 

Bài 18.1 trang 38 SBT Vật lí 7

Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa (hình 18.1). Câu kết luận nào sau đây là đúng?

A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại.

B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện.

C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện

D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 18: Hai loại điện tích

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khi quả cầu nhựa xốp bị đầu thước đẩy ra xa thì quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.

Chọn D

Bài 18.2 trang 38 SBT Vật lí 7

Trong mỗi hình 18.2a, b, c, d các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng (hút hoặc đẩy) giữa hai vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thứ hai.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 18: Hai loại điện tích

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 18: Hai loại điện tích

Bài 18.3 trang 38 SBT Vật lí 7

Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm.

a) Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlectrôn dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại?

b) Vì sao có những lần sau khi chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Tóc bị nhiễm điện dương. Khi đó electron dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa.

b) Vì sau khi chải tóc, các sợi tóc bị nhiễm điện (+) và chúng đẩy lẫn nhau nên có một vài sợi dựng đứng lên.

Bài 18.4 trang 39 SBT Vật lí 7

Trong một lần thí nghiệm, Hải đưa một chiếc lược nhựa lại gần một mảnh nilông thì thấy lược nhựa hút mảnh nilông. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh nilông bị nhiễm điện khác loại (mang điện tích trái dấu nhau). Nhưng Sơn lại cho răng chỉ cần một trong hai vật nàvi bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay Hải, ai đúng? Ai sai? Làm cách nào để kiểm tra điều này.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cả Hải và Sơn đều có thể đúng, có thể sai:

Để kiểm tra ai đúng, ai sai thì đơn giản nhất là lần lượt đưa lược nhựa và mảnh nilông của Hải lại gần các vụn giấy nhỏ. Nếu lược nhựa và mảnh nilông đều hút các vụn giấy thì Hải đúng. Còn nếu chi 1 trong 2 vật này hút các vụn giấy thì Sơn đúng. Có thể dùng 1 lược nhựa và 1 mảnh ni lông khác đều chưa bị nhiễn điện để kiểm tra lược nhựa và mảnh ni lông của Hải.

Bài 18.5 trang 39 SBT Vật lí 7

Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đậx một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhấi thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau.

B. Hai thanh nhựa này hút nhau

C. Hai thanh nhựa này không hút và không đẩy nhau

D. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Vì cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô nên hai thanh nhựa này sẽ mang điện tích cùng loại, vì vậy hai thanh nhựa này sẽ đẩy nhau.

Chọn A

Bài 18.6 trang 39 SBT Vật lí 7

Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Vật a và c có điện tích trái dấu

B. Vật b và d có điện tích cùng dấu

C. Vật a và c có điện tích cùng dấu

D. Vật a và d có điện tích trái dấu

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a hút b => a và b có điện tích trái dấu (1)

b hút c => b và c có điện tích trái dấu (2)

c đẩy d => c và d có điện tích cùng dấu

Từ (1) và (2) => a và c có điện tich cùng dấu

Chọn C

Bài 18.7 trang 39 SBT Vật lí 7

Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Vật đó mất bớt điện tích dương

B. Vật đó nhận thêm electron

C. Vật đó mất bớt electrôn

D. Vật đó nhận thêm điện tích dương

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron

=> Một vật trung hoà về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do vật đó nhận thêm electron

Đáp án cần chọn là: B

Bài 18.8 trang 39 SBT Vật lí 7

Nếu một vật nhiễm điện đương thì vật đó có khả năng nào dưới đây?

A. Hút cực Nam của kim nam châm

B. Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa

C. Hút cực Bắc của kim nam châm

D. Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chọn B. Vì thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì nhiễm điện dương nên một vật nhiễm điện dương sẽ đẩy thanh thủy tinh mang điện tích dương cùng loại.

Bài 18.9 trang 40 SBT Vật lí 7

Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? Vì sao?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Mảnh len bị nhiễm điện, điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.

Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị nhiễm điện âm thì mảnh len phải nhiễm điện dương do electron dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa.

Bài 18.10 trang 40 SBT Vật lí 7

Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương được không? Giải thích.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Đưa lại gần quả cầu kim loại quả cầu bị hút là do quả cầu nhiễm điện âm hoặc quả cầu trung hòa về điện.

Bài 18.11 trang 40 SBT Vật lí 7

Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện không và nhiễm điện dương hay âm?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không ta đưa một đầu thi nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy thì thước nhựa nhiễm điện.

Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bề sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thi nhựa nhiễm điện âm.

Bài 18.12 trang 40 SBT Vật lí 7

Trong các thí nghiệm ở hình 18.3, các quả cầu bấc được treo bằng chỉ mềm. Hãy ghi dấu diện tích của các quả cầu trong mỗi trường hợp.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 18: Hai loại điện tích

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Hình a dấu (-)

Hình b dấu (+)

Hình c dấu (+)

Hình d dấu (-)

Bài 18.13 trang 40 SBT Vật lí 7

Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả cầu này khi đưa một thanh A bị nhiễm điện dương lại gần quả cầu.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 18: Hai loại điện tích

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Quả cầu bị hút về phía thanh A.

C. Trắc nghiệm vật lý 7 bài 18 Hai loại điện tích

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa cũng như trong sách bài tập. VnDoc đã tổng hợp cũng như biên soạn bộ câu hỏi dưới dạng hình thức trắc nghiệm, giúp bạn đọc vận dụng, cũng như nâng cao kĩ năng giải bài tập. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Các vật nhiễm……… thì hút nhau

A. Cùng điện tích dương

B. Cùng điện ích âm

C. Điện tích cùng loại

D. Điện tích khác loại

Câu 2. Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa như hình 7.2. Câu kết luận nào sau đây là đúng?

A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại

B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện

C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện

D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại

Câu 3. Chọn phát biểu đúng. Một nguyên tử trung hòa về điện khi:

A. Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân

B. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích âm của hạt nhân

C. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối lớn hơn điện tích dương của hạt nhân

D. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối nhỏ hơn điện tích dương của hạt nhân

Câu 4. Chọn câu trả lời đúng. Trong cấu tạo nguyên tử, hạt nhân và electron có điện tích:

A. Cùng loại

B. Như nhau

C. Khác loại

D. Bằng nhau

Nội dung chi tiết bộ câu hỏi, đáp án tại: Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích

..................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 18: Hai loại điện tích. Tài liệu thuộc chuyên mục Giải SBT Vật lý 7 bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong sách bài tập Vật lý 7, thông qua đó các em học sinh sẽ nắm vững hơn kiến thức được học trong mỗi bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Vật lý hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
106 34.635
Sắp xếp theo

    Giải SBT Vật Lý 7

    Xem thêm