Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 8 bài 39: Đèn huỳnh quang

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 8 bài 39

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 8 bài 39: Đèn huỳnh quang được VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp. Tài liệu sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học trong bài, định hướng phương pháp giải các bài tập cụ thể. Ngoài ra việc tham khảo tài liệu còn giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập.

Bài 39: Đèn huỳnh quang

Câu 1 trang 139 SGK Công Nghệ 8

Phát biểu nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang?

Hướng dẫn trả lời

Khi đóng công tắc thì toàn bộ điện áp đặt vào hai tiếp điểm của tắc te làm xảy ra phóng hồ quang trong tắc te. Thanh lưỡng kim của tắc te biến dạng do nhiệt dẫn đến tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh mạch kín dòng điện chạy trong mạch đốt nóng các điện cực. Hồ quang mất, thanh lưỡng kim nguội đi dẫn đến "mở mạch" dẫn đến việc tạo lên quá điện áp cảm ứng (do chấn lưu) làm xuất hiện hiện tượng phóng điện qua chất khí trong đèn.

Hiện tượng phóng điện phát ra rất nhiều tia tử ngoại, các tia này kích thích bột huỳnh quang làm phát ra các bức xạ ánh sáng. Khi ấy thuỷ ngân sẽ bốc hơi và hơi thuỷ ngân sẽ duy chì hiện tượng phóng điện. Khi đèn sáng chấn lưu hạn chế dòng điện và ổn định phóng điện.

Câu 2 trang 139 SGK Công Nghệ 8

Nêu đặc điểm của đèn huỳnh quang?

Hướng dẫn trả lời

Đặc điểm của đèn huỳnh quang:

  • Có hiện tượng nhấp nháy (khi tần số dưới 50 Hz)
  • Cần mồi phóng điện (chấn lưu điện từ hoặc tắc te)
  • Tuổi thọ cao (khoảng 8000h)
  • Hiệu suất phát quang cao (20 -> 25 %)
Đánh giá bài viết
2 2.096
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Công nghệ 8

    Xem thêm