Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế là tài liệu tham khảo chi tiết cách giải cho từng bài tập trong sách giáo khoa môn Địa lớp 4 cho các em học sinh ôn tập, nắm được các kiến thức Địa lý lớp 4 hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ thành phố Huế, em hãy cho biết: thành phố Huế thuộc tỉnh nào? Nêu tên dòng sông chảy qua thành phố Huế.

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

GỢI Ý LÀM BÀI

  • Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế
  • Dòng sông chảy qua thành phố Huế là sông Hương

Quan sát hình 1, các ảnh trong bài và với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc cổ kính của Huế.

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

GỢI Ý LÀM BÀI

Các công trình kiến trúc cổ kính của Huế là

  • Kinh thành Huế
  • Thành Hóa Châu
  • Điện Hòn Chén
  • Nhà Lưu niệm Bác Hồ
  • Chùa Thiên Mụ
  • Lăng Tự Đức
  • ...

Quan sát hình 1, em hãy cho biết nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế?

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

GỢI Ý LÀM BÀI

Nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch của thành phố Huế là:

  • Điện Hòn Chén
  • Lăng Tự Đức
  • Núi Ngự Bình
  • Chùa Thiên Mụ
  • Kinh thành Huế
  • Cầu Trường Tiền
  • Nhà lưu niệm Bác Hồ
  • Thành Hóa Châu
  • ...

Quan sát các ảnh trong bài, em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp của thành phố Huế.

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Một trong những cảnh đẹp của thành phố Huế là Cầu Trường Tiền

Mặc dù trải nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cái tên cầu Trường Tiền (vì chiếc cầu nằm gần một công trường đúc tiền, gọi tắt là Trường Tiền của nhà Nguyễn và phố Trường Tiền do vua Thành Thái lập năm 1899) vẫn được người dân quen gọi và đã đi vào nhiều bộ môn nghệ thuật...

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

Hình này cho thấy cầu Trường Tiền có 6 nhịp cầu, mỗi nhịp có hai chiếc vài ở hai bên, tổng cộng là 12 vài.

2. Tên Cầu Mống đã xuất hiện trong thơ Thái Thuận:

Thuận Hóa thành tức sự

(Quách Tấn dịch)

Ghe thuyền qua lại sớm liền trưa
Cầu Mống giăng sông cửa nước chừa.
Mây lẫn bóng non trời rộng mở,
Gió dồn tiếng sóng biển xa đưa.
Chợ chiều tấp nập thân là lụa,
Nét bút bồi hồi nhịp trúc tơ.
Ca nữ quản bao dòng huyết hận,
Địch đài trổi khúc lạc mai xưa.

Sau Cầu Mống, là cầu Trường Tiền. Và công trình này đã nhanh chóng trở thành một thắng cảnh nổi tiếng, và là đề tài của nhiều bộ môn nghệ thuật.

Cầu Trường Tiền trong những câu ca:

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em theo không kịp
Tội lắm anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Anh có xa em đi nữa
Cũng tại ông Trời nên xa

3. Năm 1905, chiếc cầu được đúc lại bằng bê tông cốt thép, nên có câu:

Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi-mon
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn nước non...

Năm 1946, trong chiến tranh Pháp - Việt, cầu bị đặt mìn giật sập. Sau đó, lại có câu:

Cầu Trường Tiền bấy nhiêu niên (năm) qua lại,
Kể tự đời Thành Thái đến nay.
Chạnh lòng biết hỏi ai đây,
Việc chi nên nỗi đang tay dứt cầu?
Và có ai đó đã đáp lại rằng:

Chí quyết thắng Pháp Tây
Nên cầu nầy phải phá,
Qua sông còn nhiều ngã
Đừng buồn bã em ơi.
Nước non khôi phục được rồi,
Cầu nầy bắc lại, không mấy hồi đó em...

Trong thời gian Nguyễn Bính lưu lạc đến Huế, cầu Trường Tiền cũng đã xuất hiện trong thơ ông:

Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ
Đôi bờ đôi cánh tay vua
Cung nga úp mặt làm thơ thất tình...
...Bồng bồng sáu nhịp cầu cao
Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh...
(trích trong Vài nét Huế, 1941)

4. Sau sự kiện Tết Mậu Thân, cầu Trường Tiền bị bom đạn gây hư hại nặng. Quá xúc cảm, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết bài hát Chuyện một chiếc cầu đã gãy để nói lên sự việc này, có những câu:

...Cầu thân ái đêm nay gãy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
Vì sao không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu...

Ngoài ra, cầu Trường Tiền cũng đã được in trong bộ tem thư của Việt Nam.

Bài 2 trang 146 SGK Địa lí 4

Những địa danh nào dưới đây là của thành phố Huế: chợ Đông Ba, chợ Bến Thành, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hồng, sông Hương, cầu Trường Tiền, hồ Hoàn Kiếm, núi Ngự Bình.

GỢI Ý LÀM BÀI

Những địa danh của thành phố Huế là:

  • Chợ Đông Ba
  • Ngọ Môn
  • Lăng Tự Đức
  • Sông Hương
  • Cầu Trường Tiền
  • Núi Ngự Bình

Bài 3 trang 146 SGK Địa lí 4

Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?

GỢI Ý LÀM BÀI

Huế được gọi là thành phố du lịch vì:

Cố đô Huế nổi tiếng với các kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩm,... của các vua chúa triều Nguyễn và được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.

Tới Huế, khách du lịch còn được đi thăm các nhà vườn, thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương. Du khách còn được đi thuyền trên sông Hương và thướng thức các bài dân ca Huế.

Bài 4 trang 146 SGK Địa lí 4

Sưu tầm tranh ảnh về Huế.

GỢI Ý LÀM BÀI

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

Kinh thành Huế

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

Lăng Tự Đức

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

Chùa Thiên Mụ

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

Lăng Khải Định

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

Thiền viện Trúc Lâm

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế

Núi Ngự Bình

Đánh giá bài viết
36 4.110
Sắp xếp theo

Giải bài tập Địa lí 4

Xem thêm