Giải bài tập SGK Địa lý 7 bài 23

Giải bài tập SGK Địa lý 7 bài 23: Môi trường vùng núi

Giải bài tập SGK Địa lý 7 bài 23: Môi trường vùng núi được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 23 trang 75: Quan sát hình 23.2, nhận xét sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân.

Trả lời:

– Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ:

+ Trong vùng núi An-pơ, từ chân lên đến đỉnh có 4 vành đai thực vật: rừng lá rộng lên cao đến 1000m, rừng lá kim từ 1000 – 2.200m, đồng cỏ từ 2.200 – 3.000m, trên 3.000m là tuyết

+ Các vành đai ở sườn đón nắng (Nam) nằm cao hơn ở sườn khuất nắng (Bắc).

– Nguyên nhân:

+ Có các vành đai thực vật từ chân lên đỉnh núi là do càng lên cao nhiệt độ càng giảm (trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6 độ C).

+ Ở sườn đón nắng, các vành đai thực vật nằm cao hơn ở sườn khuất nắng, vì khí hậu ấm áp hơn

Bài 1 trang 76 Địa Lí 7: Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn của vùng núi An-pơ.

Trả lời:

- Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn của vùng núi An-pơ

+ Trong vùng núi An-pơ, từ chân lên đến đỉnh có 4 vành đai thực vật: rừng lá rộng lên cao đến 1000m, rừng lá kim từ 1000 – 2.200m, đồng cỏ từ 2.200 – 3.000m, trên 3.000m là tuyết

+ Các vành đai ở sườn đón nắng (Nam) nằm cao hơn ở sườn khuất nắng (Bắc).

Bài 2 trang 76 Địa Lí 7: Quan sát hình 23.3, nhận xét về sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vành đai đới nóng và vùng đới ôn hòa. Giải thích.

Trả lời:

- Nhận xét

+ Ở đới nóng từ chân núi đến đỉnh núi có 6 vành đai thực vật: rừng rậm nhiệt đới, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu

+ Ở đới ôn hòa từ chân núi đến đỉnh có 5 vành đai thực vật: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.

+ Các vành đai thực vật ở đới nóng nằm ở độ cao cao hơn với đới ôn hòa: cùng là rừng hỗn giao ở đới nóng ở độ cao từ 1600-3000m, ở đới ôn hòa là 900-1600m.

- Giải thích: Nhưng vùng núi ở đới nóng có nhiều vành đai thực vật hơn ở vùng núi đới lạnh, vì đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hòa không có.

Đánh giá bài viết
6 995
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa lí 7 ngắn nhất

    Xem thêm