Giải Địa 8 bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia

Soạn Địa 8 bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia

Soạn Địa 8 bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia gồm đáp án cho các câu hỏi trong SGK Địa lí 8 bài 18. Lời giải bài tập Địa lí lớp 8 được biên soạn chi tiết, dễ hiểu giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó học tốt Địa 8 hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 18 trang 62:

Dựa vào hình 15.1, cho biết Lào hoặc Cam-pu-chia:

- Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển nào?

- Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.

Trả lời:

- Nước Lào thuộc bán đảo Trung Ấn, giáp Trung Quốc ở phía bắc, giáp Việt Nam ở phía đông, giáp Mi-an-ma và Thái Lan ở phía tây, giáp Cam-pu-chia ở phía nam. Nước Lào không giáp biển.

- Lào có thể giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường sông, đường hàng không và đường sắt.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 18 trang 63:

Dựa vào hình 18.1, 18.2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia theo các nội dung sau:

- Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước.

- Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm của mùa khô, mùa mưa?

- Sông, hồ lớn.

- Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý, khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp.

Trả lời:

Nước Lào:

- Địa hình: chủ yếu là đồi núi, đồng bằng chiếm diện tích rất nhỏ ở phía nam.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chủ yếu chịu tác động của gió mùa mùa hạ, mùa đông có gió đông bắc tác động ở phía bắc lãnh thổ, mưa nhiều về mùa hè, mùa đông không có mưa.

- Sông Mê Công chảy xuyên suốt lãnh thổ.

- Nhận xét:

+ Thuận lợi: Địa hình thích hợp phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

+ Khó khăn: Lào không giáp biển nên không phát triển được kinh tế biển, ít đồng bằng, mùa đông không có mưa nên nông nghiệp kém phát triển.

Giải bài tập Địa Lí 8 Bài 18 trang 64:

Dựa vào bảng 18.1 nhận xét Lào hoặc Cam-pu-chia về:

- Số dân, gia tăng, mật độ dân số.

- Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến, tôn giáo, tỉ lệ số dân biết chữ.

- Bình quân thu nhập đầu người.

- Tên các thành phố lớn, tỉ lệ dân cư đô thị.

- Nhận xét tiền năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước (về số lượng, trình độ văn hóa của dân cư).

Trả lời:

- Lào có số dân 5,5 triệu người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao đạt 2,3%, mật độ dân số thấp 23 người/km2.

- Thành phần dân tộc phức tạp, người Lào chiếm 50%, ngôn ngữ phổ biến là tiếng Lào, tôn giáo đa số theo đạo Phật, tỉ lệ dân số biết chữ chỉ chiếm 56% dân số.

- Bình quân thu nhập đầu người thấp chỉ 317 USD/người/năm.

- Các thành phố lớn như: Viêng Chăn, Xa-van-na-khẹt và Luông Pha-băng, tỉ lệ dân đô thị thấp chỉ 17%.

- Lao động trẻ, nguồn lao động bổ sung lớn, tuy nhiên trình độ lao động thấp, lao động có tay nghề rất ít.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 18 trang 64:

Sử dụng hình 18.1 và 18.2 để:

- Nêu tên ngành sản xuất, điều kiện để phát triển ngành, sản phẩm và phân bố ở Lào hoặc Cam-pu-chia.

Trả lời:

- Lào phát triển nông nghiệp lả chủ yếu.

- Điều kiện phát triển: Địa hình đồi núi, tài nguyên rừng, khoáng sản, nhiều sông lớn.

+ Nông nghiệp: phát triển ngành lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. Sản phẩm chủ yếu: Gỗ, giấy, Cây cao su, hồ tiêu, cà phê, lúa gạo,...

+ Công nghiệp: Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, luyện kim, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm...

+ Dịch vụ: Du lịch, xuất khẩu lâm sản, nông sản và khoáng sản.

.........................

Để học tốt môn Địa lí 8, ngoài việc nắm vững lý thuyết, các em học sinh cũng cần luyện giải bài tập để ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Chuyên mục Giải Địa 8 trên VnDoc bao gồm hướng dẫn giải cho các bài tập trong SGK Địa lí 8, mời các em tham khảo để nâng cao kỹ năng giải bài tập Địa 8, từ đó học tốt môn Địa hơn.

Ngoài Giải Địa 8 bài 18, mời các bạn tham khảo thêm Giải bài tập Địa lý 8, Địa lý lớp 8, Giải SBT Địa lí 8, Giải VBT Địa Lí 8, Giải bài tập Địa Lí 8 ngắn nhất và nhiều môn khác có tại Tài liệu học tập lớp 8.

Đánh giá bài viết
3 8.081
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa lý 8

    Xem thêm