Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất

Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

A. Kiến thức trọng tâm

1. Tác động của nội lực và ngoại lực:

a. Nội lực:

- Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất

- Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề

b. Ngoại lực:

- Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

- Tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

=> Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, xảy ra đồng thời cùng lúc

2. Núi lửa và động đất:

a. Núi lửa:

- Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.

- Mác ma: Là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu trong vỏ Trái Đất

b. Động đất:

- Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển

c. Tác hại của động đất và núi lửa:

  • Chết người.
  • Nhà cửa sập.
  • Đường sá
  • Cầu cống
  • Công trình xây dựng
  • Của cải thiệt hại.
  • Biến đổi khí hậu ...

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Tại sao người ta lại nói rằng: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Trả lời:

Địa hình bề mặt Trái đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của nội lực và ngoại lực.

- Tác động của ngoại lực làm cho bề mặt trái đất được san bằng, hạ thấp địa hình.

- Tác động của nội lực làm cho bề mặt trái đất nâng lên gồ ghề.

=> Chính điều đó người ta mới nói rằng: “Nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau”.

Câu 2: Núi lửa đã gây tác hại nhiều cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?

Trả lời:

Núi lửa là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất. Đây là hiện tượng gây nhiều tác hại đến con người về tính mạng cũng như của cải vật chất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cư dân sinh sống xung quanh các núi lửa.

Khi núi lửa phun trào sẽ phun ra các dung nham, sau khi bị phong hóa nó tạo thành những chất tốt ở trong đất, thuận lợi cho việc sản xuất thâm canh các loại cây trồng phát triển màu mỡ.

Câu 3: Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?

Trả lời:

Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người cần phải có những biện pháp để phòng tránh. Cụ thể đó là:

- Nghiên cứu và xây dựng nhà cửa chịu được những chấn động lớn.

- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Đánh giá bài viết
90 5.483
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa lý 6

    Xem thêm