Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả

Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

A. Kiến thức trọng tâm

1. Sự vận động của Trái Đất quay quanh trục.

- Trái Đất quay từ Tây sang Đông với độ ngiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.

- Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ

- Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng đó gọi là giờ khu vực.

- Giờ gốc(GMT) khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc và đánh số 0 (giờ quốc tế)

- Phía Đồn có giờ sớm hơn giờ phía Tây

- Kinh tuyến 180 là đường đổi ngày quốc tế.

2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

a. Hiện tượng ngày đêm

- Do Trái Đất dạng hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Do đó, nửa được chiếu sáng sẽ là ban ngày, nửa bị che khuất nằm trong bóng tối là ban đêm.

- Nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

- Bán cầu Bắc: Lệch bên phải

- Bán cầu Nam: Lệch bên trái

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 21 - sgk Địa lí 6: Quan sát hình 19 và cho biết:

- Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào?

- Thời gian Trái đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày một đêm được quy ước là bao nhiêu giờ?

Trả lời:

Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả

- Quan sát hình trên ta thấy:

  • Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông
  • Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.

Câu 2: Trang 22 - sgk Địa lí 6: Dựa trên bản đồ hình 20 và cho biết:

- Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?

- Tại sao hàng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây?

Trả lời:

- Múi giờ gốc (múi số 0): 12 giờ.

- Việt Nam nằm ở múi giờ số 7.

=> Vậy, khi đó Việt Nam sẽ là 0 + 7, tức là 12 giờ + 7 giờ = 19 giờ.

- Hàng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây bởi vì Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.

Câu 3: Trang 23 - sgk Địa lí 6: Dựa vào hình 22, cho biết ở Bắc bán cầu, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch về phía bên phải hay bên trái?

Trả lời:

Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả

- Bán cầu Bắc: O đến S lệch về bên Phải.

- Bán cầu Nam: P đến N lệch về bên Trái.

Câu 4: Trang 24 - sgk Địa lí 6: Sự phân chia bề mặt Trái đất 24 khu vực có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và đời sống?

Trả lời:

- Sự phân chia bề mặt Trái Đất 24 khu vực sẽ thuận lợi cho việc tính giờ cũng như các hoạt động giao dịch diễn ra trên thế giới.

Câu 5: Trang 24 - sgk Địa lí 6: Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất?

Trả lời:

Do trái đất có dạng hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu được một nửa. Nửa được chiếu sáng chính là ban ngày. Nửa nằm trong bóng tối chính là ban đêm. Từ đó tạo ra hiện tượng ngày đêm.

Tiếp đó, nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm.

Câu 6: Trang 24 - sgk Địa lí 6: Với quả địa cầu và ngọn đèn trong bóng tối, em hãy chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất?

Trả lời:

- Để ngọn đèn đứng yên gần quả Địa Cầu (giống như Mặt Trời và quay quả Địa Cầu (Mô hình Trái Đất ) quanh trục. Ta thấy tất cả các điểm trên quả Địa cầu đều lần lượt được chiếu rồi lại chìm trong bóng tối, tạo nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất.

Đánh giá bài viết
67 13.241
Sắp xếp theo

Giải bài tập Địa lý 6

Xem thêm