Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên bắc Mĩ

Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên bắc Mĩ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên bắc Mĩ. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Quan sát hình 36.1 và 36.2, nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

Trả lời:

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Câu 2. Quan sát các hình 36.1 và 36.2, xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên của hệ thông Coóc-đi-e.

Trả lời:

- Hệ thống Coóc-đi-e cao trung bình 3.000 - 4.000m.

- Các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coóc-đi-e chạy đọc bờ phía tây của lục địa Bắc Mĩ.

Câu 3. Dựa vào hình 36.3, cho biết kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất?

Trả lời:

Ở Bắc Mĩ, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

Câu 4. Quan sát các hình 36.2 và 36.3, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì?

Trả lời:

Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì:

- Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thông Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn.

- Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.

II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 trang 115 SGK địa lý 7: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ.

Trả lời:

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Dải núi Coóc-đi-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Giải bài tập 2 trang 115 SGK địa lý 7: Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó.

Trả lời:

Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

- Theo chiều bắc xuống nam, Bắc Mĩ có 3 vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Sự phân hóa này là theo quy luật địa đới.

- Khi đi từ bắc xuống nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hóa theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu: Bờ tây lục địa, lục địa, bờ đông lục địa, tùy theo vị trí gần hay xa đại dương. Sự phân hóa này là theo quy luật phi địa đới - chủ yếu là quy luật địa ô và quy luật đai cao.

III. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu:

A. Cận nhiệt đới.

B. Ôn đới.

C. Hoang mạc.

D. Hàn đới.

2. Phần đất phía tây kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có khí hậu khô, khắc nghiệt là do:

A. Dãy núi Coóc-đi-e chắn gió ẩm Thái Bình Dương.

B. Ven biển phía tây có dòng biển lạnh.

C. Sự xâm nhập của khôi khí lạnh phương Bắc.

D. Sự di chuyển của khôi khí nóng phương Nam.

3. Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt, có:

A. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn.

B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.

C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.

D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ.

4. Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ lớn là:

A. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.

B. Miền núi phía tây.

C. Ven biển Đại Tây Dương.

D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.

5. Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim ở Bắc Mĩ là:

A. Vùng núi cổ A-pa-lát.

B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.

C. Đồng bằng Trung tâm.

D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên bắc Mĩ. Ngoài ra, để học tốt môn Địa lí lớp 7, mời các bạn tham khảo thêm: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
17 4.240
Sắp xếp theo

Giải bài tập Địa lý 7

Xem thêm