Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 6: Thực hành đọc phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của Châu Á

Giải SGK Địa 8: Thực hành đọc phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của Châu Á

VnDoc xin giới thiệu Giải bài tập SGK Địa 8 bài 6: Thực hành đọc phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của Châu Á. Đây là tài liệu nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Sau đây là tài liệu mời các bạn tham khảo.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

ĐỊA LÍ 8 BÀI 6: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á

I. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1. Dựa vào bình 6.1 và kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau:

STT

Mật độ dân số

Nơi phân bố

Giải thích

Trả lời:

STT

Mật độ dân số

Nơi phân bố

Giải thích

1

Dưới 1 người/ km2

Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á

Là những khu vực khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá, khô hạn, điều kiện sản xuất khó khăn; núi cao, hoang mạc, đầm lầy.

2

Từ 1 đến 50 người/km2

Mông Cổ, phía nam của Liên bang Nga, một số nước Tây Nam Á như Iran, Thổ Nhĩ Kì, một số nước Đông Nam Á như Mianma, Lào, ...

Điều kiện sản xuất còn nhiều khó khăn, khí hậu tương đối khắc nghiệt.

3

Từ 51 đến 100 người/km2

Các cao nguyên Ấn Độ, một số khu vực của Inđônêxia, Mã Lai, ...

Các cao nguyên thấp, các vùng đối tượng đối thuận lợi cho sản xuất

4

Trên 100 người/km2

Rìa phía đông Trung Quốc, ven biến Ấn Độ Dương, một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, Nhật Bản.

Là những đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ, có khí hậu nhiệt đới và ôn đới hải dương.

Câu 2. Cho biết các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu lực nào? Vì sao lại phân bố ở đó.

Trả lời: Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở các đồng bằng châu thổ, các vùng ven biển, đây là những nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn đới hải dương hoặc khí hậu nhiệt đới ẩm.

II. THÔNG TIN BỔ SUNG THÀNH PHỐ THƯỢNG HẢI

Dân số:

Tổng dân số thành phố Thượng Hải năm 2006 là 18,67 triệu người. Mật độ dân số là 2.945 người/km2.

Diện tích:

Tổng diện tích thành phố Thượng Hải là 6.340,5 km2, chiếm 0,06% tổng diện tích cả nước Trung Quốc; khoảng cách từ bắc đến nam là 120 km, từ đông sang tây là 100 km.

Vị trí dịa lí:

Thượng Hải nằm ở bờ tây Thái Bình Dương, phía đông Trung Quốc, thuộc vùng đồng bằng châu thổ Trường Giang, phía đông là biển Đông Hải, phía nam giáp vịnh Hàng Châu, phía tây liền kề hai tỉnh Giang Tô, Triết Giang, phía bắc là nơi sông Trường Giang đổ ra biển.

Địa hình:

Địa hình thành phố chủ yếu là đồng bằng có độ cao trung bình 4m so với mực nước biển, phía Tây Nam có một số gò đồi thấp với đỉnh cao Đại Kim Sơn cao 104m, cao nhất thành phố. Hệ thống sông hồ chằng chịt với sông chính là Hoàng Phố và Ngô Tùng, hồ Điện Sơn giáp giới tỉnh Giang Tô có diện tích 63 km2; ven biển có các đảo lớn như Sùng Minh, Trường Hưng.

Kinh tế:

Năm 2006, GDP toàn thành phố Thượng Hải ước tính đạt 1.029,7 tỉ Nhân dân tệ (NDT), thu nhập bình quân đầu người 55.153 NDT.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thu nhập tài chính của thành phố liên tục tăng trưởng với mức tăng bình quân mỗi năm 18,5%. Năm 2005, Thượng Hải hoàn thành mức thu tài chính 409,6 tỉ NDT. Năm 2005, doanh thu về du lịch đạt 58,5 tỉ NDT, tăng 15,8% so với năm trước, chiếm 6,4% GDP toàn thành phố, đón tiếp 5,714 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu 3,608 tỉ USD; đón 90,12 triệu lượt khách nội địa với doanh thu 13,084 tỉ NDT, tăng 7,6%.

Xuất nhập khẩu năm 2005 tiếp tục tăng với tổng kim ngạch đạt 186,37 tỉ USD, tăng 16,5%; trong đó, kim ngạch nhập khẩu là 95,623 tỉ USD, tăng 10,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 90,742 tỉ USD, tăng 23,4%.

Vai trò của Thượng Hải đối với sự tăng trưởng của Trung Quốc:

Thượng Hải là thành phố trực thuộc Trung ương của Trung Quốc, một trong những thành phố lớn nhất thế giới, là hải cảng quan trọng, trung tâm thương mại tài chính ngân hàng sầm uất và công nghiệp hiện đại bậc nhất của Trung Quốc.

Nông nghiệp Thượng Hải được cơ giới hóa cao. Cây trồng lương thực như lúa nước, lúa mạch chiếm gần một nửa tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Cây trồng kinh tế chính là bông, cải dầu. Đặc sản nông nghiệp nổi tiếng có cá chép Trường Giang, cá lô bổn mang Tùng Giang, cua Điện Sơn, trái cây như đào, lê vỏ mỏng nước nhiều.

Từ đầu thế kỉ XVI, Thượng Hải đã là đô thị thủ công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc. Đến nay, Thượng Hải đã trở thành thành phố công nghiệp lớn nhất cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm gần 90% tổng giá trị sản xuất của thành phố, đứng hàng đầu so với các tỉnh, khu khác. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp đóng tàu, thiết bị động lực, máy móc, dụng cụ đo lường, hóa chất, vi điện, viễn thông, sinh học, vật liệu mới... đều đứng hàng đầu cả nước. Ngành luyện kim, tơ sợi, sản xuất ôtô, điện khí gia dụng... có quy mô sản xuất lớn. Ngành công nghiệp dệt may của Thượng Hải rất phát triển, chiếm khoảng 60% hàng xuất khẩu của thành phố này.

Giao thông vận tải:

Thượng Hải là đầu mối giao thông đường hàng không, đường sắt, đường ôtô lớn nhất ở miền Hoa Đông, là hải cảng lớn nhất của Trung Quốc và là một trong 10 cảng lớn của thế giới. Cảng Thượng Hải là cửa ngõ đường biển chủ yếu của Trung Quốc, trải dài trên 170 km với 60 bến đậu.

Đường sông với hệ thống sông chính Hoàng Phố và Ngô Tùng có chiều dài trên 2.100 km. Độ dài đường sắt trên 750 km với các tuyến Tân Hộ

Hàng nối các thành phố lớn khác trong cả nước. Chiều dài đường ôtô hơn 4.000 km, trong đó có tuyến đường ôtô cao tốc Hộ Ninh, Hộ Hàng. Thượng Hải còn là trung tâm hàng không quan trọng, là một trong những sân bay quốc tế lớn nhất thế giới, có đầy đủ đường bay nối các thành phố lớn của Trung Quốc và thế giới.

Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng:

Thượng Hải có 16 di tích bảo vệ trọng điểm cấp quốc gia, 114 di tích bảo vệ cấp thành phố, 29 di tích kỉ niệm. Thượng Hải giữ được nhiều di tích, nhà vườn đặc sắc thời Đường, Tông, Nguyên, Minh, Thanh. Các danh thắng nổi tiếng có chùa cố Tịnh An được xây dựng từ thời Tam Quốc, chùa cố Long Hoa, chùa Ngọc Phật, Dự Viên, Khống Miếu Gia Định, hồ Túy Bạch. Thượng Hải còn là thành phố có truyền thống cách mạng với nhiều di tích cách mạng như di tích Hội nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 1, nơi ở của Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lỗ Tấn...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu cho các bạn Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 6: Thực hành đọc phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của Châu Á. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh nắm chắc kiến thức, học tốt môn Địa lý lớp 8. Chúc các bạn học tốt và các bạn nhớ thường xuyên tương tác với VnDoc.com để nhận được nhiều tài liệu hay và bổ ích nhé

............................................

Ngoài Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 6: Thực hành đọc phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của Châu Á. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lý 8, Giải bài tập SGK Địa lý 8 (ngắn gọn) các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Đánh giá bài viết
48 17.115
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm