Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Câu 1 trang 28 SGK GDCD lớp 10

Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?

Hướng dẫn giải:

Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.

Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia…

Ví dụ: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.

Câu 2 trang 28 SGK GDCD lớp 10

Thế nào là “thống nhất” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?

Hướng dẫn giải:

Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, là tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu dùng, ngược lại nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí do để tồn tại.

Câu 3 trang 28 SGK GDCD lớp 10

Thế nào là “đấu tranh” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?

Hướng dẫn giải:

Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Ví dụ: Trong xã hội có đối kháng giai cấp luôn có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Hai giai cấp này là hai mặt đối lập và luôn đấu tranh với nhau để dành quyền lời về mình.

Câu 4 trang 28 SGK GDCD lớp 10

Em hãy nêu một vài kết luận của bản thân qua việc nghiên cứu sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?

Hướng dẫn giải:

Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. V. I. Lênin viết: "Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận của nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng".

Câu 5 trang 29 SGK GDCD lớp 10

Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau đây.

Bàn về sự phát triển, V.I. Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu đó V.I. Lê-nin bàn về:

  1. Hình thức của sự phát triển.
  2. Nội dung của sự phát triển.
  3. Điều kiện của sự phát triển.
  4. Nguyên nhân của sự phát triển

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là:

D. Nguyên nhân của sự phát triển.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10...

Đánh giá bài viết
8 9.721
Sắp xếp theo

    Giải bài tập GDCD 10

    Xem thêm