Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 7 bài tập trong sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 11 bài 5 về cung và cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được mối quan hệ giữa cung và cầu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Câu 1 trang 47 sgk GDCD 11

Cầu là gì? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán?

Hướng dẫn giải:

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Ví dụ: Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.

Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.

Người bán và người mua quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán vì cầu là gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua được bảo đảm bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng. Như vậy, chỉ khi có khả năng thanh toán thì cầu mới xuất hiện.

Câu 2 trang 47 sgk GDCD 11

Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Hướng dẫn giải:

Gợi ý trả lời các ý chính:

Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

Quan hệ cung – cầu được biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, cung – cầu tác động lẫn nhau.

  • Khi cầu tăng ->sản xuất mở rộng -> cung tăng
  • Khi cầu giảm ->sản xuất thu hẹp ->cung giảm

Thứ hai, cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

  • Khi cung lớn hơn cầu -> giá giảm
  • Khi cung bé hơn cầu -> giá tăng
  • Khi cung bằng cầu -> giá ổn định

Thứ ba, giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.

  • Khi giá tăng -> sản xuất mở rộng ->cung tăng
  • Khi giá giảm -> sản xuất thu hẹp -> cung giảm

=>giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau

  • Khi giá tăng -> cầu giảm
  • Khi giá giảm -> cầu tăng

=>giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.

Câu 3 trang 47 sgk GDCD 11

Phân tích vai trò của mối quan hệ cung – cầu

Hướng dẫn giải:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, quan hệ cung – cầu có vai trò quan trọng đối với người bán và người mua.

Thứ nhất, lí giải vì sao giá cả và giá trị hàng hoá không ăn khớp với nhau.

Trong nhiều hoàn cảnh, nhiều trường hợp giá cả thị trường có sự biến động có lúc giá lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất. Từ đó sinh ra khái niệm lời, lỗ đối với người cung.

Thứ hai, là căn cứ để các doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất.

  • Khi giá tăng thì các doanh nghiệp -> Mở rộng SX
  • Khi giá giảm thì các doanh nghiệp -> Thu hẹp SX

Thứ ba, giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hoá phù hợp.

  • Khi nào nên mua hàng hoá: Cung > cầu
  • Khi nào không nên mua hàng hoá: Cung < cầu

Câu 4 trang 47 sgk GDCD 11

Khi người bán hàng hóa trên thị trường để có lợi, em hãy chọn trường hợp nào sau đây?

a) Cung = cầu

b) Cung > cầu

c) Cung < cầu.

Hướng dẫn giải:

Khi người bán hàng hóa trên thị trường để có lợi thì:

Đáp án: c) Cung < cầu

Vì: Cung < cầu thì giá hàng hóa sẽ tăng lên -> người bán sẽ thu lại được lợi nhuận.

Câu 5 trang 48 sgk GDCD 11

Khi người mua hàng hóa trên thị trường để có lợi, em hãy chọn trường hợp nào sau đây?

A) Cung = cầu

B) Cung > cầu

C) Cung < cầu.

Hướng dẫn giải:

Khi người mua hàng hóa trên thị trường để có lợi thì:

Đáp án: B. Cung > cầu

Vì khi cung > cầu lượng hàng hóa nhiều -> giá thành hàng hóa giảm -> người mua có lợi.

Câu 6 trang 48 sgk GDCD 11

Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân?

Hướng dẫn giải:

Khi trên thị trường, quan hệ cung – cầu bị rối loạn vì một số nguyên nhân khác nhau (hạn hán, mất mùa do sâu bệnh, lũ lụt) nhà nước đã tiến hành điều tiết bằng cách thông qua các chính sách như giảm thuế, trợ cấp vốn, trợ cấp lương thực… để cân đối lại cung – cầu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp như có người đầu cơ tích trữ hàng hóa, lạm dụng hoàn cảnh khó khăn của người dân để nâng giá bán thì nhà nước sẽ có biện pháp xử lí kịp thời, trừng trị đúng theo pháp luật.

Câu 7 trang 48 sgk GDCD 11

Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra như thế nào?

  1. Thuận lợi
  2. Khó khăn
  3. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.

Tại sao em lại chọn phương án đó?

Hướng dẫn giải:

Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra:

Đáp án: c. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn

Sở dĩ em chọn đáp án đó là vì: Khi nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) chúng ta sẽ có thêm thị trường để tung hàng hóa của mình ra bên ngoài để được nhiều nước biết đến hơn đó là lợi thế.

Tuy nhiên, trái ngược lại, chúng ta lại phải chịu sự cạnh tranh rất ác liệt và mạnh mẽ từ các nước khác. Rõ ràng, nước ta đang là nước nông nghiệp, điều kiện vật chất trang thiết bị còn nghèo nàn nên việc phải chịu áp lực cạnh tranh là điều trở ngại và khó khăn. Hàng hóa bị cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã, lượng cung về hàng hóa sẽ gặp khó khăn đối với thị trường các nước phát triển. Lượng cầu về việc làm đòi hỏi trình độ tay nghề cao, cần phải cố gắng và thay đổi nhiều mới có thể có chỗ đứng trên thị trường chung của WTO,…

Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách khắc phục và phát huy thế mạnh của mình thì hàng hóa sẽ được

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn nội dung Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được rằng khái niệm cung và cầu, nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, vai trò của mối quan hệ cung cầu... Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn GDCD lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Toán 11, Ngữ văn 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để thuận tiện hơn trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tài liệu học tập cũng như giảng dạy, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 13.711
Sắp xếp theo

    Giải bài tập GDCD 11

    Xem thêm