Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Bài tập môn GDCD lớp 12 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp lời giải của 9 bài tập trong sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 12 bài 9 pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Câu 1

Tại sao nói, thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân và các quy định về thuế, pháp luật tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước?

GỢI Ý LÀM BÀI

  • Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, làm cho mọi công dân phát huy đầy đủ nhất khả năng, tận dụng tốt nhất mọi điều kiện của mình nhằm làm ra nhiều sản phẩm khác nhau, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, làm giàu cho mình và cho đất nước. Thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân, pháp luật tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh và là động lực thúc đẩy kinh doanh phát triển. Từ đó, pháp luật chính là cơ sở mở đường để tăng trưởng kinh tế đất nước.
  • Thông qua các quy định về thuế, pháp luật khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển.
  • Như vậy, thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân và các quy định về thuế, pháp luật tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Câu 2

Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.

Theo em, tại sao pháp luật lại quy định ưu đãi miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh này? Các quy định ưu đãi về thuế có mối liên hệ gì với sự tăng trưởng kinh tế đất nước?

GỢI Ý LÀM BÀI

  • Pháp luật quy định ưu đãi miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh này vì những ngành, nghề, lĩnh vực này phục vụ những điều kiện sống cơ bản, cấp thiết của người dân, được nhà nước khuyến khích phát triển, tạo cơ hội kêu gọi đầu tư từ bên ngoài.
  • Các ưu đãi về thuế giúp các doanh nghiệp có thể sớm quay vòng vốn, hạ gía thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo cơ hội liên kết, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, từ đó thúc đẩy kinh doanh phát triển, đặc biệt ở những ngành mũi nhọn được nhà nước khuyến khích, giúp kinh tế đất nước tăng trưởng theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

Câu 3

Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh của công dân?

GỢI Ý LÀM BÀI

  • Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyển chấp nhận đăng kí kinh doanh.
  • Theo đó, công dân có quyền tự mình lựa chọn và quyết định kinh doanh mặt hàng nào, quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, tổ chức theo hình thức nào (ví dụ: tự làm kinh tế cá thể hoặc gia nhập hợp tác xã, thành lập công ti,...)

Câu 4

Tại sao để phát triển bền vững đất nước, cần phải quan tâm xây dựng pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xã hội?

GỢI Ý LÀM BÀI

Cần phải quan tâm xây dựng pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xã hội vì:

  • Một đất nước phát triển bền vững phải là một đất nước có sự tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hòa với phát triển lĩnh vực văn hóa xã hội
  • Những quy định của pháp luật về văn hóa góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế đất nước nhưng cũng làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội. Nhiều vấn đề xã hội phát sinh, cần phải được giải quyết như: dân số và việc làm, bất bình đẳng xã hội và tăng khoảng cách giàu nghèo, sức khỏe của nhân dân, nạn đói nghèo, tệ nạn xã hội, đạo đức và lối sống không lành mạnh,... Tất cả những vấn đề xã hội này cần phải được giải quyết để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Và các vấn đề này chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất thông qua các quy định của pháp luật.
  • Cùng với những chủ chương, chính sách của Nhà nước, pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam, góp phần tích cực vào việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước ta.

Câu 5

Em có suy nghĩ gì về mối liên hệ giữa pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội với sự phát triển bền vững của đất nước?

GỢI Ý LÀM BÀI

Mối liên hệ giữa pháp luật và kinh tế, văn hóa xã hội,với sự phát triển bền vững của đất nước:

  • Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường quốc phòng an ninh là những bộ phận cấu thành không thể tách nhau trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.
  • Pháp luật có vai trò thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển, đảm bảo cho sự phát triển về văn hóa và xã hội, tạo điều kiện để phát triển bền vững đất nước.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 5 SGK GDCD 12 bài 9

Câu 6

Tại sao pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con? Quy định này có ý nghĩa gì đối với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước?

GỢI Ý TRẢ LỜI

  • Dân số không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề toàn cầu. Dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề xã hội, là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật và tệ nạn xã hội.
  • Quy mô gia đình ít con sẽ là cơ sở, là điều kiện để khắc phục và hạn chế tối đa các vấn đề xã hội này, là một trong các yêu cầu, điều kiện để góp phần phát triển bền vững đất nước.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 6 SGK GDCD 12 bài 9

Câu 7

Theo em, việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người có liên quan gì đến hiện tượng thiên nhiên bất thường trong những năm gần đây ở Việt Nam?

GỢI Ý LÀM BÀI

Môi trường của chúng ta đang bị tàn phá nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây ra sự bất thường ấy là việc khai thác tài nguyên quá mức, dẫn đến nhiều hậu quả mà chúng ta khó có thể khắc phục được.

Ví dụ việc khai thác tài nguyên rừng quá mức khiến hiện tượng lũ lụt xảy ra thường xuyên. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu khiến triều cường dâng cao gây ngập lụt, hạn hán, lũ lụt, những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như lúc mùa hè quá nóng, mùa đông quá lạnh gây ảnh hưởng đến đời sống người dân,...

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 7 SGK GDCD 12 bài 9

Câu 8

Tại sao để phát triển bền vững đất nước, Nhà nước phải quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường?

GỢI Ý LÀM BÀI

Để phát triển bền vững đất nước, Nhà nước phải quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường vì:

  • Pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết , tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế những tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường…
  • Pháp luật xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cá nhân, tổ chức; hướng dẫn giáo dục công dân xử sự đúng pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...
  • Pháp luật còn thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức đồng thời khuyến khích người dân tham gia bảo vệ môi trường.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 8 SGK GDCD 12 bài 9

Câu 9

Hãy phân tích vai trò của pháp luật đối với việc bảo đảm quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội?

GỢI Ý LÀM BÀI

  • Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lí như: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự,...
  • Nguyên tắc họat động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tòan dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và họat động xâm phạm an ninh quốc gia; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
  • Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 9 SGK GDCD 12 bài 9

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Giáo dục công dân lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 3.638
Sắp xếp theo

    Môn khác lớp 12

    Xem thêm