Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 6

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Bài 1 trang 37 GDCD 10: Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng trao đổi của axit Clo-hi-đric và xút sau đây:

HCl + NaOH = NaCl + H2O

Trả lời:

Trong phản ứng này, axit và xút mất đi. Nhưng chúng không biến mất hoàn toàn mà do sự thay đổi liên kết giữa các phân tử tạo thành những chất khác là muối và nước. Hơn thế nữa, ở đây chất mới tạo ra bền bỉ hơn chất cũ. Các liên kết ion chặt hơn. Có thể nói, xét về khía cạnh vững trãi, thì 2 chất mới sinh ra đã bền bỉ hơn chất cũ. Đây chính là chất mới ra đời dựa trên cơ sở chất cũ nhưng ở một trình độ cao hơn.

Bài 2 trang 37 GDCD 10: Chúng ta phải luôn luôn đổi mới phương pháp học tập. Theo em, đấy có phải là yêu cầu của phủ định biện chứng không? Tại sao?

Trả lời:

- Đây chính là yêu cầu của Phủ định biện chứng.

- Vì mỗi môn học đều có phương pháp học khác nhau, giai đoạn khác nhau cũng cần có cách học khác nhau. Nên ta luôn phải đổi mới phương pháp để phù hợp với từng môn, từng giai đoạn học nhằm tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

- Có phương pháp học tập mới cũng cần phải biết kết hợp cả hai nhằm học tập tốt hơn.

Bài 3 trang 37 GDCD 10: Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?

Trả lời:

- Phê bình là xem xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của người khác. Tự nêu ra, đánh giá ưu, khuyết điểm của bản thân.

- Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện, đặt các vấn đề trong mối quan hệ nhiều chiều, tránh nhìn phiến diện và phủ định sạch trơn mọi vấn đề.

- Biết nhận ra cái tốt, cái mới văn minh, tiến bộ của người khác để hoàn thiện bản thân.

Bài 4 trang 37 GDCD 10: Em hãy nhận xét một vài hiện tượng biểu hiện sự phủ định biện chứng trong việc thờ cúng, lễ hội, ma chay, cưới xin ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

- Trong việc Thờ cúng:

+ Kế thừa truyền thống biết ơn, tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên.

+ Xóa bỏ tư tưởng mê tín dị đoan: Gọi hồn người chết, xem bói toán...

- Trong Lễ hội: Kế thừa và phát huy những nét truyền thống văn hóa tốt đẹp, loại bỏ những hoạt động thiếu lành mạnh, phản văn hóa như: cờ bạc, trộm cắp, buôn thần bán thánh, mua chuộc thần linh...

- Trong Cưới xin: Thể hiện nếp sống văn hóa truyền thống, đồng thời hiện đại, văn minh và tiết kiệm.

Bài 5 trang 38 GDCD 10: Hãy xác định câu trả lời đúng nhất trong các ý kiến sau đây:

Cái mới theo nghĩa Triết học là:

a. Cái mới lạ so với cái trước.

b. Cái ra đời sau so với cái ra đời trước.

c. Cái phức tạp hơn so với cái trước.

d. Đó là những cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.

Trả lời:

Chọn đáp án d.

Đánh giá bài viết
1 1.859
Sắp xếp theo

    Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất

    Xem thêm