Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 10

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

(trang 41 sgk Lịch Sử 10): Sự phát triển văn hóa thời Gup-ta đưa đến điều gì

Trả lời:

Văn hóa Ấn Độ dưới thời Gup-ta phát triển rực rỡ. Sự phát triển này đã định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo, những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời có giá trị văn hóa vĩnh cửu.

Sự phát triển đó còn tạo điều kiện cho người Ấn Độ mang văn hóa của mình truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á là nơi ảnh hưởng rõ rệt nhất.

(trang 42 sgk Lịch Sử 10): Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li?

Trả lời:

Hoàn cảnh ra đời:

  • Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ.
  • Năm 1055, người thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á.
  • Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo Ấn Độ gọi là Vương triều Hồi giáo Đê-li.

Chính sách thống trị:

  • Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo,
  • Tự dành cho mình quyền ưu tiên ruuộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
  • Mặc dù đã cố gắng thi hành một số chính sách mềm mỏng song mất sự ủng hộ của người dân do phân biệt tôn giáo, sắc tộc.

Văn hóa: Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. Kinh đô Đê-li được xây dựng trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới”.

Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li:

  • Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
  • Hồi giáo có cơ hội được truyền bá đến một số nước ở Đông Nam Á.

(trang 44 sgk Lịch Sử 10): Những nét chính về Vương triều Mô-gôn?

Trả lời:

Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Nhưng ông vua đầu tiên ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa”. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạ được bước phát triển mới.

A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:

  • Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc
  • Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
  • Tiến hành đo đặc lại ruộng đất và định ra mức thuế mới hợp lí.
  • Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

Những chính sách của A-cơ-ba khiến Ấn Độ phát triển ổn định. Tuy nhiên đến thời con cháu của ông là Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng. Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.

Câu 1 (trang 44 sgk Sử 10): Trình bày những chính sách của A-cơ-ba và ý nghĩa của nó?

Lời giải:

A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:

  • Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc
  • Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
  • Tiến hành đo đặc lại ruộng đất và định ra mức thuế mới hợp lí.
  • Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

Ý nghĩa

  • Tạo điều kiện cho văn há Ấn Độ thế kỉ VII – XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
  • Có sự tiếp xúc giao lưu văn hóa phương tây mà người A-rap mang đến. Đồng thời có sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và A-rap Hồi giáo. Sự giao lưu văn hóa Đông – Tây cũng được thúc đẩy.

Câu 2 (trang 44 sgk Sử 10): Hãy cho biết vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?

Lời giải:

Vị trí của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:

  • Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
  • Đạo Hồi được truyền bá vào Ấn Độ, từ đó có ảnh hưởng đến nhiều nơi khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.

Vị trí của Vương triều Mô-gôn:

  • Những chính sách dưới thời vua A-cơ-ba giúp cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu, đất nước thình vượng.
  • Ghi dấu với hai công trình kiến trúc lớn và tuyệt đẹp: Thành Đỏ và lăng Ta-giơ-Ma-han.
Đánh giá bài viết
1 2.177
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch Sử 10

    Xem thêm