Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 13

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 13 trang 51: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Hoàn cảnh thành lập nhà Trần:

+ Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân. Lụt lội, hạn hán thường xuyên sảy ra làm cho đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ và nổi dậy đấu tranh. Nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.

- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 13 trang 51: Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.

Trả lời:

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Bài 1 trang 52 Lịch Sử 7: Em hãy mô tả bộ máy quan lại thời Trần.

Trả lời:

Tổ chức bộ máy quan lại thời Trần cũng giống như thời Lý:

- Trung Ương:

+ Được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền. Chế độ thượng hoàng – Quan gia được nhà Trần thi hành.

+ Giúp việc cho vua có các đại thần là quan văn, quan võ đều do người họ Trần nắm giữ.

+ Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ…

- Địa phương:

+ Cả nước được chia làm 12 lộ. Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ.

+ Dưới Lộ là phủ do tri phủ cai quản; châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi. Dưới cùng là xã do xã quan đứng đầu.

Bài 2 trang 52 Lịch Sử 7: Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã ở thời Trần có gì thay đổi so với thời Lý?

Trả lời:

Những thay đổi của nhà Trần so với nhà Lý:

- Thời Lý, cả nước chia thành 24 lộ, phủ, giao cho con, cháu cai quản.

- Thời Trần, chia thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức quan cụ thể, rõ ràng.

Có thể thấy, Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã dưới thời Trần quy củ, chặt chẽ hơn thời Lý.

Bài 3 trang 52 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày những nét chính về pháp luật thời Trần.

Trả lời:

Nhà nước chú trọng sửa sang pháp luật, ban hành bộ luật Quốc triều hình luật. Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể về việc mua bán ruộng đất.

Cơ quan pháp luật thời Trần cũng được tăng cường và hoàn thiện hơn.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 13 trang 53: Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần?

Trả lời:

Nhận xét:

- Quân đội dưới thời Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ.

- Ở làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.

- Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “ngụ binh ư nông”, theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.

- Quân đội được học tập binh pháp và luyện võ nghệ thường xuyên.

=> Như vậy có thể thấy, quân đội nhà Trần hoàn chỉnh, quy củ, được xây dựng hùng mạnh.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 13 trang 53: Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần?

Trả lời:

Nhận xét:

Nhà Trần quan tâm phát triển nông nghiệp, thực hiện hàng loạt các chính sách khuyến khích nông nghiệp:

- Nhà Trần quan tâm vấn đề khai hoang, mở rộng diện tích cang tác.

- Quan tâm đến vấn đề thủy lợi, cho đắp đê, đào sông.

=> Nhà Trần nhận thức được tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế đất nước. Muốn phát triển các ngành kinh tế khác trước hết cần phải ổn định đất nước và phát triển nông nghiệp.

=> Được nhà nước quan tâm, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 13 trang 54: Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần ở thế kỉ XIII?

Trả lời:

Thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Trần ở thế kỉ XIII tiếp tục được quan tâm và có nhiều bước phát triển mới.

- Thủ công nghiệp gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân. Các nghề thủ công truyền thống của các triều đại trước.

- Thương nghiệp phát triển cả nội thương và ngoại thương: Các làng xã, chợ mọc lên ngày càng nhiều. Các cửa biển Hội Thống, Hội Triều, Vân Đồn… là nơi buôn bán tập nập với các thương nhân nước ngoài.

Bài 1 trang 54 Lịch Sử 7: Em hãy nêu những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần. Kết quả của những biện pháp đó.

Trả lời:

- Quân đội dưới thời Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ.

- Ở làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.

- Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách” ngụ binh ư nông”, theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.

- Quân đội được học tập binh pháp và luyện võ nghệ thường xuyên.

⇒ Như vậy có thể thấy, quân đội nhà Trần hoàn chỉnh, quy củ, được xây dựng hùng mạnh. Đây chính là cơ sở để củng cố sức mạnh đất nước, chiến thắng ngoại xâm.

Bài 2 trang 54 Lịch Sử 7: Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý?

Trả lời:

Để phục hồi và phát triển kinh tế, nhà nước đã ban hành rất nhiều các chính sách:

- Về nông nghiệp: Nhà Trần đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích, đắp đê, đào kênh… Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

- Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng. Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục được phát triển.

- Thương nghiệp: Chợ mọc lên ngày càng nhiều, không khí buôn bán trong và ngoài nước tấp nập.

⇒ Kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

Đánh giá bài viết
21 2.320
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch sử 7 ngắn nhất

    Xem thêm